Thất hứa với con, làm sao?

19/01/2016 - 08:04

PNO - Nhiều phụ huynh cho rằng, lời hứa với con trẻ là “lời nói gió bay”. Đó là điều không tốt, lâu dần, lời nói của cha mẹ cũng bị mất trọng lượng...

Đầu năm học tôi hứa với con gái học lớp 10 rằng nếu cố gắng học tập, giành được danh hiệu học sinh giỏi thì con thích gì tôi cũng chiều. Khi hứa, tôi nghĩ rằng những mong ước của con cũng khá đơn giản, vì xưa nay cháu ngoan ngoãn và hiền lành.

Cháu đạt học sinh giỏi thật vì đã quyết tâm, thức khuya dậy sớm. Nhắc lại điều mẹ hứa, cháu xin mua cho một chiếc xe máy đi học. Điều này thì chúng tôi không đồng ý, vì cháu là con gái, vợ chồng tôi vẫn đưa đón, chưa muốn con đi một mình do quá sợ những rủi ro bất trắc. Cháu thì lại rất thích được tự đi học, không bị bố mẹ quản thúc nữa.

Khi tôi trả lời là con muốn cái gì khác cũng được, còn chuyện đến trường một mình bằng xe máy thì không được, cháu phản ứng rất quyết liệt. Cháu khóc: “Con biết thừa là bố mẹ sẽ không giữ lời hứa, nhưng con vẫn cố gắng cho bố mẹ một cơ hội”.

Tôi quá ngạc nhiên khi cháu còn nhắc lại những chuyện linh tinh như tôi từng hứa cuối tuần cho đi chơi, hồi cháu 12 tuổi, nhưng không giữ lời hứa, rồi tôi hứa mua cái này cái kia, dẫn đi ăn… mà không giữ lời.

Cuối cùng, cháu kết luận là mẹ luôn dạy con giữ lời hứa nhưng bản thân thì chẳng bao giờ làm, rằng người lớn luôn bắt trẻ con phải làm những điều tốt còn mình thì “vô tư” làm sai. Vì cháu quá hỗn (chỉ tay vào mặt và nói mẹ là người dối trá, hay thất hứa) nên bố tức giận đánh cháu một bạt tai khiến mọi việc trầm trọng hơn. Cháu trở nên lầm lì, ít nói, có thái độ ngang bướng kể từ hôm đó.

Tôi cố giải thích là chuyện thất hứa trong đời sống này thường xảy ra. Con người ta không thể nào lúc nào cũng làm chủ được tình huống. Nhưng cháu không chịu hiểu, chỉ muốn tôi phải “khuất phục” và sửa sai bằng cách thực hiện lời hứa. Còn bố cháu thì tức giận, cho rằng tôi sai vì để con dân chủ quá trớn, ăn nói hỗn hào với người lớn, tôi phải làm sao để giải quyết chuyện này trong nhà đây?

Thanh Nga (đường Hùng Vương, Q.5, TP.HCM)

That hua voi con, lam sao?
Ảnh mang tính minh họa: Internet

Muốn không thất hứa thì ừng hứa

Nói thật tôi cũng từng nhiều lần thất hứa với con. Toàn những chuyện vặt vãnh, linh tinh, kiểu như hứa đi chơi, hứa mua cái này cái kia. Đa phần lời hứa của tôi đưa ra trong những lúc cần “giải quyết tình huống”, để mau chóng cho con nín khóc, hết giận dỗi hay mau mau làm một việc gì đó.

Tôi cứ nghĩ trẻ con thì nhanh quên, nghe mình hứa đó rồi nó sẽ quên ngay. Con tôi mau quên thật, sáng hứa con ăn nhanh, chiều mẹ cho đi công viên chơi thì chiều chỉ cần mua cho cây kem là quên mất. Cho nên tôi thường hứa “càn”.

Nhưng đến khi cháu lớn, tôi biết không thể hứa ẩu vậy được nữa nên cố gắng kiểm soát bằng cách… không hứa nữa. Tôi nghĩ rằng cháu phải biết làm theo mọi việc mà không cần lời khen thưởng, động viên trước của tôi. Có khi cháu mè nheo mẹ hứa với con thế này thế kia, tôi bảo: “Mẹ không biết mẹ có thực hiện được lời hứa của mình không nên mẹ không hứa, con cứ làm tốt mọi việc của mình đi rồi hãy hay”. Cháu có phụng phịu một thời gian, nhưng rồi dần dần cháu hiểu ra và không đòi hỏi gì nữa.

Anh chị hứa với con lời hứa mơ hồ muốn gì cũng được, quả là bất cẩn. Nếu cháu muốn những thứ vượt quá khả năng của anh chị thì làm cách nào? Bây giờ lỡ rồi thì chỉ còn cách cố gắng thực hiện lời hứa, cứ mua xe cho cháu nhưng đừng cho con đi vội chừng nào chưa có bằng lái.

Phụng Kiều (đường Châu Văn Liêm, Q.5, TP.HCM)

Trẻ sẽ mất lòng tin vào cha mẹ

Bạn hay hứa lèo thì chắc con bạn cũ ng sẽ dễ như vậy. Chính bạn là người lãnh hậu quả đầu tiên từ những thất hứa của con, thí dụ hứa nghe lời nhưng không nghe lời, hứa họ c hành chăm chỉ nhưng không học hành chăm chỉ, hứa đi chơi giờ này về thì sẽ giờ khác mới về, hứa nói thật thì chỉ toàn nói dối.

Bạn hãy coi lời hứa với con trẻ là điều hết sức quan trọng. Trẻ sẽ mất lòng tin khi cha mẹ không giữ lời hứa và bản thân trẻ cũng vô thức không coi trọng lời hứa của mình. Bạn hứa với con mà không cân nhắc thì giờ cần phải biết cách ôn tồn giải thích chứ chẳng thể “cả vú lấp miệng em”.

Mình là người lớn, mắc lỗi trước chưa xin lỗi còn đánh con thì làm sao trẻ phục mình? Tôi nghĩ trước tiên chị cần phải giải thích cặn kẽ cho trẻ lý do vì sao chị không thể thực hiện lời hứa, và hãy thuyết phục chồng chị trò chuyện với cháu.

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Thương tờ giấy gói

    Thương tờ giấy gói

    23-05-2024 15:19

    Đó là thời tôi không có ti vi, sách báo, truyện tranh… Tôi thèm đọc, vớ được cái gì có chữ đều đọc ngấu nghiến.

  • Hạnh phúc từ những điều giản dị

    Hạnh phúc từ những điều giản dị

    23-05-2024 09:34

    30 năm trôi qua, mẹ tôi vẫn thỉnh thoảng mặc lại chiếc áo dài ngày xưa, như cách giữ gìn những kỷ niệm đẹp về một thời đã qua.

  • “Má coi tụi bây như con má”

    “Má coi tụi bây như con má”

    23-05-2024 06:06

    Đâu đó trong hẻm nhỏ tôi sống ở quận 4, hình ảnh bà hàng xóm dễ thương vẫn còn...

  • Những người mẹ trong cơn mưa

    Những người mẹ trong cơn mưa

    22-05-2024 19:45

    Thi thoảng, giữa cơn mưa, trên đường phố tôi bắt gặp người đàn ông nào đó mắng phụ nữ chạy xe “ngu thế à”.

  • Chỉ đường cho hươu...: Bạn trai của con lạ lắm!

    Chỉ đường cho hươu...: Bạn trai của con lạ lắm!

    22-05-2024 14:03

    Cháu nên cẩn thận và cân nhắc kỹ trước khi hẹn hò với anh bạn “khôn trước tuổi” này. Việc gì cảm thấy không ổn, cháu có thể thẳng thắn từ chối.

  • Kiễng chân

    Kiễng chân

    22-05-2024 05:59

    Rốt cuộc có bao nhiêu người đàn bà trong mái nhà mình, trong cuộc sống hôn nhân, trong cuộc đời mình đã và đang kiễng chân như chị.

  • Em dâu ruột

    Em dâu ruột

    21-05-2024 17:51

    Em vì yêu chồng mà cũng thương luôn chị chồng. Rồi cũng chính nhờ vòng tròn yêu thương đó, em lại rất hợp với anh rể, là chồng tôi.

  • Riêng tư, tự do, vẫn luôn cần hàng xóm

    Riêng tư, tự do, vẫn luôn cần hàng xóm

    21-05-2024 10:45

    Sống ở chung cư, thoạt tưởng là xa cách, nhưng tình làng nghĩa xóm không mất đi.

  • Nhìn mưa lại nhớ mưa

    Nhìn mưa lại nhớ mưa

    21-05-2024 06:10

    Hôm ông trời cho một trận mưa mát lành, ba mẹ tôi cũng như trút được nỗi lo, căn nhà vui lên rộn rã.

  • Ở nhà chăm con, vẫn không tụt hậu

    Ở nhà chăm con, vẫn không tụt hậu

    20-05-2024 18:38

    “Phụ nữ là phải độc lập, tự chủ kinh tế, ở nhà nuôi con thì làm gì”. “Ở nhà suốt không chán à? Ở nhà lâu ngày tụt hậu đấy”.

  • Con cần biết yêu trước khi yêu

    Con cần biết yêu trước khi yêu

    20-05-2024 16:00

    Cần dạy con hiểu rằng, dù có yêu một người nhiều đến đâu, chuyện người đó thay lòng vẫn là bình thường.

  • Khi vợ sa cơ

    Khi vợ sa cơ

    20-05-2024 06:04

    Người vợ có ham muốn, khát khao làm giàu đến đâu nữa, cũng chỉ mong đem lại sự no đủ cho chồng con.

  • Muốn con về thăm, má phải giả bị bệnh

    Muốn con về thăm, má phải giả bị bệnh

    19-05-2024 15:43

    Má tỉ mỉ làm món này món kia và chờ con gái con trai cùng các cháu về chơi, nhưng rồi lại thất vọng.

  • Có 2 bà nội, tình thương gấp đôi

    Có 2 bà nội, tình thương gấp đôi

    19-05-2024 05:48

    Thuở nhỏ, hồn nhiên, tôi hiếm khi thắc mắc vì sao ba mẹ và mình lại sống chung, gắn bó nhiều hơn với bà cả mà không phải bà ruột?

  • Nơi có nhiều đàn ông “chuẩn men”

    Nơi có nhiều đàn ông “chuẩn men”

    18-05-2024 12:28

    Số vụ lừa tình, lừa tiền, quấy rối trực tuyến tại Việt Nam tăng 70% so với năm trước. Cứ 10 nạn nhân bị thì có 9 người là phụ nữ.

  • May mà có hàng xóm, mẹ tôi thoát hiểm

    May mà có hàng xóm, mẹ tôi thoát hiểm

    18-05-2024 06:08

    Tôi an lòng khi sống ở hẻm nhỏ, nhà nghèo mà giàu tình thương.

  • Những mùa mưa ngang qua

    Những mùa mưa ngang qua

    17-05-2024 17:50

    Mưa vẫn là cách đơn giản và thân thuộc giúp cho mọi buồn phiền thất vọng, khổ sở có thể thỏa thuê trôi đi trong làn nước.

  • Hơn 30 tuổi vẫn bị mẹ kiểm soát

    Hơn 30 tuổi vẫn bị mẹ kiểm soát

    17-05-2024 10:43

    Mẹ Dung biến một phụ nữ ngoài 30 thành đứa trẻ. Chính xác hơn, bà chưa bao giờ muốn con gái mình lớn lên.