Phim truyền hình Việt lâm cảnh chợ chiều

22/04/2016 - 15:00

PNO - Bị chia thời lượng phát sóng và quảng cáo với các sân chơi truyền hình thực tế trong những năm qua, phim Việt ngày càng mất dần vị thế...

Đến thời điểm này, gần như chỉ các nhà làm phim phía Bắc còn sống được nhờ có VFC - hãng phim Đài Truyền hình Việt Nam - đứng mũi chịu sào. Các đơn vị làm phim truyền hình phía Nam đang tồn tại rất chật vật.

Tự tìm quảng cáo mới được phát sóng

Công ty Worldstar - Sao Thế Giới vừa có quyết định mạo hiểm khi nhận “thầu” phát sóng 12 bộ phim tồn kho của Hãng phim TFS - Đài Truyền hình TP.HCM. Kể từ hai dự án lớn Không có gì và không một ai (ĐD Trần Mỹ Hà, đã phát sóng) và Tơ hồng vương vấn (ĐD Hồ Ngọc Xum, đã hoàn tất phần ghi hình), TFS không đầu tư thêm dự án nào nữa. Những bộ phim hoàn thành trước đó cũng không có cơ hội lên sóng. Giờ phim Việt buổi chiều lúc 17g30 trên kênh HTV9 bấ y lâu bị “giải thể”, nhường chỗ cho phim ngoại.

Ông Đình Nam, Trưởng phòng Đầu tư và phát triển kinh doanh, Công ty Sao Thế Giới cho biết: “Phim của TFS là những bộ phim chất lượng. Những bộ phim được chăm chút kỹ lưỡng như vậy chưa chắc các công ty tư nhân làm được. Nhận trách nhiệm để phim được lên sóng, nghĩa là chúng tôi phải tự đi tìm quảng cáo. Thu hồi vốn được hay không là một câu hỏi khó vì thời điểm này chúng tôi chỉ mới thử nghiệm phát lại bộ phim Đất mặn. Trước đây TFS chỉ lo làm phim, phát sóng, họ không thuận tay về kinh doanh. Chú ng tôi sẽ phối hợp, vừa thăm dò nhu cầu của khán giả, vừa tìm đến các đơn vị đối tác”.

Phim truyen hinh Viet lam canh cho chieu
Đất mặn - bộ phim “mở” lại giờ vàng phim Việt buổi chiều trên kênh HTV9 trong thử nghiệm của Công ty Worldstar - Sao Thế Giới - Ảnh: TFS

Cuộc bắt tay này cũng là bước giải quyết tình huống cho chính Sao Thế Giới. Đại diện công ty này thừa nhận, trước tình hình khó khăn hiện nay, đơn vị rất khó tiếp tục đầu tư sản xuất dự án mới. Trong thời gian tới, khán giả có thể lần lượt xem những bộ phim hay của TFS đã lưu kho lâu nay: Bên kia sông, Đảo khát…

Trước đó, cũng vì không tìm được quảng cáo ở khung giờ khó mà vệt giờ phim chiều này phải nhường chỗ cho phim truyền hình Nhật. Khung sóng này do công ty MCV khai thác, vẫn chưa thu hút được mức quảng cáo khả quan.

Thực tế các đơn vị còn mặn mà là m phim hiện nay đều là những công ty kiêm quảng cáo, sự kiện truyền thông; hoặc vừa làm phim vừa sản xuất chương trình truyền hình thực tế. Sau một thời gian “nhà nhà làm phim, người người làm phim”, nhiều tên tuổi nhà sản xuất “tân binh” giờ đã mất dạng. Thời thoái trào mang tới nhiều hệ lụy: phim dở, nhảm, nhạt, cắt xén hoặc nợ tiền cát-sê, choảng nhau trên phim trường… Những cuộc “ra quân” khai máy phim mới không còn rầm rộ ồn ào nữa, thay vào đó là nỗi lo lắng phim làm xong thì… phát ở đâu. Bộ phim Tình hoa muống biển (ĐD Trần Ngọc Phong) quay tại Đà Nẵng, nhưng hoàn thành xong mấy năm qua vẫn chưa được duyệt lên sóng. ĐD và nhà sản xuất đành cho phát thử miễn phí tập một trên Youtube.

Ông Trần Bình Trọng, Trưởng phòng sản xuất phim truyện Công ty M&T Pictures nói rằng, để đảm đương được những yêu cầu cam kết từ nhà đài, công ty phải có sẵn tiềm lực; mặt khác trước mỗi dự án phim đều phải cân nhắc, tính toán rất kỹ từ nội dung kịch bản đến đầu tư chi phí. Đơn vị này lâu nay tự tin với giờ phim trưa lúc 13g trên kênh HTV7, nhưng sắp tới đây phải thay đổi chiến lược, cho thực hiện loạt phim sitcom (25 phút/ tập) để giảm thời lượng, chi phí. Tuy nhiên, cách này từng được World Star áp dụng với giờ phim trên kênh VTV9 cách đây một năm, nhưng không đi được đường dài.

Theo một ĐD-giám đốc hãng phim, hiện mỗi tập phim phát trên đài phải kiếm được 10-15 spot quảng cáo. Đây là con số khó đạt được trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các show truyền hình giải trí. Thời gian qua, phim Việt phát ở khung 20g của HTV7 chưa đạt đến 10 spot quảng cáo. Giờ phim chiều của HTV9 có khi không có mẩu quảng cáo nào. Giờ phim khuya của HTV9 từng có khởi đầu tưng bừng nhưng vài năm sau không giữ được khán giả.

Phim truyen hinh Viet lam canh cho chieu
Phim Đảo khát (ĐD Lê Phương Nam) sẽ được phát sóng ở khung giờ 17g30 của kênh HTV9 trong thời gian tới

"Chết" trên sân nhà

Phim truyền hình Việt đi xuống còn vì tự thân chất lượng yếu, nhạt, rập khuôn, thiếu thuyết phục, diễn viên diễn xuất dở… Nhiều bộ phim lên sóng đã âm thầm mà lại còn thường bị khán giả nhanh chóng chuyển kênh vì “dở quá xem không nổi”. Tuy nhiên, có một nghịch lý mà người trong cuộc phải lắc đầu ngao ngán là “phim rating cao nhưng vẫn không có quảng cáo”.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI