Cuộc đời nhân vật văn học kinh điển 'thay áo' ra sao khi đi vào âm nhạc?

25/06/2019 - 10:05

PNO - Cám, Mị, lão Hạc, Hoạn Thư xuất hiện trong các MV, ca khúc nhạc Việt với một cuộc đời được thay đổi hoàn toàn.

Mị trong Vợ chồng A Phủ

Mới đây, Hoàng Thuỳ Linh cho ra mắt MV Để Mị nói cho mà nghe. Chất liệu để tạo nên MV này đến từ những tác phẩm văn học kinh điển. MV được ra mắt cận kề ngày các sĩ tử bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT đã tạo nên hiệu ứng khá tốt.                         

Trong Vợ chồng A Phủ bản gốc của Tô Hoài, khi về làm dâu nhà thống lý Pá Tra, cuộc đời Mị đi vào những ngày u tối. Nhưng cảnh vật mùa xuân trên vùng núi cao đã đánh thức tâm hồn Mị sau những ngày tháng u tối. Cô chợt nhận ra rằng mình còn trẻ và muốn đi chơi. Tiếng khèn, tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm mùa xuân khiến Mị muốn được sống lại những ngày còn con gái. Tuy nhiên, ước mơ đó đã bị A Sử dập tắt bằng việc trói Mị vào góc nhà, quấn tóc lên cột khiến Mị không thể cử động được đầu.

Trong MV mới, Hoàng Thuỳ Linh đã vẽ nên một ngày mùa xuân thật mới cho Mị. Cô được cởi trói, được mặc quần áo đẹp và thoải mái rong chơi cùng thanh niên, trai gái trong làng. Đánh đu, thổi khèn, thổi sáo… Mị như được sống lại với những ngày còn tự do.

Cuoc doi nhan vat van hoc kinh dien 'thay ao' ra sao khi di vao am nhac?
 
Cuoc doi nhan vat van hoc kinh dien 'thay ao' ra sao khi di vao am nhac?
Mị được giải thoát, được đi chơi trong ngày xuân trong MV của Hoàng Thuỳ Linh

MV Để Mị nói cho mà nghe:

 

Ngoài yếu tố kỷ niệm (Vợ chồng A Phủ là tác phẩm trong đề thi vào đại học của nữ ca sĩ vào 13 năm trước), Mị cũng để lại trong Hoàng Thùy Linh những câu hỏi day dứt về thân phận người phụ nữ. Nữ ca sĩ chia sẻ: “Tôi thương Mị mà cũng bứt rứt thay cho Mị. Nếu Mị còn trẻ, muốn đi chơi thì tại sao cô ấy không mặc kệ mọi thứ mà đi, mà sống cho bản thân mình? Tôi tin đây cũng là thông điệp mà tác phẩm muốn gửi gắm, cổ vũ mọi người suy nghĩ và làm điều mình muốn”.

Lão Hạc trong Lão Hạc                            

Cái chết thương tâm của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao vẫn là cái kết đầy ám ảnh trong một tác phẩm văn học Việt Nam. Nó khắc hoạ cuộc sống cùng khổ của người nông dân trong xã hội đầy khắc nghiệt.

Sau khi bán cậu Vàng (con chó mà con trai lão để lại làm kỷ niệm khi đi đồn điền cao su), lão Hạc luôn sống trong những ngày tháng dằn vặt, đau khổ. Lão sống khép kín, lủi thủi một mình. Cuối cùng, lão Hạc tìm đến cái chết bằng bả chó để kết thúc những ngày tháng cùng cực.

Cuoc doi nhan vat van hoc kinh dien 'thay ao' ra sao khi di vao am nhac?
Lão Hạc bán cậu Vàng là một trong những tình tiết đẩy câu chuyện đến bi kịch tột cùng trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

Tuy nhiên, trong MV mới, Hoàng Thuỳ Linh đã mang đến cái kết tươi vui hơn khi cho cậu Vàng được đoàn tụ với chủ nhân. Sự xuất hiện của chú chó vàng ngay thời điểm lão Hạc đang chuẩn bị ăn bả chó để tự tử đã giúp câu chuyện kết thúc có hậu hơn trong ý tưởng sáng tạo của nữ ca sĩ.

Cuoc doi nhan vat van hoc kinh dien 'thay ao' ra sao khi di vao am nhac?
Hoàng Thuỳ Linh tạo ra cái kết mới cho lão Hạc trong MV của mình

Cám trong chuyện cổ tích Tấm Cám

Cuối tháng 4 vừa qua, Chi Pu cho ra mắt MV mới Anh ơi ở lại. MV này được Chi Pu lấy ý tưởng từ chuyện cổ tích Tấm Cám. Tuy nhiên, cô mang đến một câu chuyện mới hơn, dựa trên nền tảng sẵn có của câu chuyện dân gian kinh điển.

Cuoc doi nhan vat van hoc kinh dien 'thay ao' ra sao khi di vao am nhac?
Chi Pu đưa ra những lý giải mới hơn cho hành động độc ác của nhân vật Cám trong MV

Cám luôn là nhân vật đại diện cho cái ác với hàng loạt hành động ác độc dành cho Tấm, xuất phát từ lòng tham. Tuy nhiên, trong MV này, Chi Pu lại lý giải cho những hành động sai trái đó xuất phát từ tình cảm Cám dành cho vị vua, để nhân vật phản diện được nhìn nhận có thiện cảm hơn.

Đi kèm với diễn biến câu chuyện là những lời hát tạo nên sự đồng bộ giữa âm nhạc và hình ảnh: “Vì sợ cô đơn nên em mặc kệ đúng sai”. Dẫu vậy, Chi Pu vẫn giữ nguyên cái kết nhân vật phải hứng chịu hậu quả cho những việc làm sai trái mà mình đã gây ra.

MV Anh ơi ở lại:

Hoạn Thư trong

Hoạn Thư là nhân vật phụ nhưng tạo ấn tượng mạnh trong Truyện Kiều. Đây là nhân vật đại diện cho sự ghen tuông, tàn ác của con người. Việc Hoạn Thư cho người bắt cóc Thuý Kiều, đày làm người ở, bắt ra Quan âm các tụng kinh gõ mõ, tạo nên cuộc gặp gỡ oan trái giữa Thúc Sinh và Kiều… trở thành những hình ảnh ám ảnh với độc giả về việc ghen tuông như “giết người không dao”.

Cuoc doi nhan vat van hoc kinh dien 'thay ao' ra sao khi di vao am nhac?
Trong Truyện Kiều, Hoạn Thư là nhân vật phụ nhưng vẫn tạo ấn tượng mạnh bởi sự ghen tuông

Nhân vật này đã được nhạc sĩ Sa Huỳnh lấy cảm hứng sáng tác thành ca khúc cùng tên. Tuy nhiên, thông qua nhạc phẩm này, hình ảnh Hoạn Thư trở nên hiền hoà, dễ tạo sự cảm thông hơn. Bài hát được mở đầu với những câu hát dễ khơi gợi sự cảm thông nơi người phụ nữ: “Chuyện ghen tuông đâu dễ nói bằng lời/ Vì khi ghen ai cũng lại đớn đau thôi/ Vì đau khi yêu quá dại cuồng/ Phụ nhau chi ai oán rồi xót thương”.

Sa Huỳnh hát Hoạn Thư:

Sa Huỳnh chia sẻ, cô có cái nhìn khác hơn về Hoạn Thư. Đây là một người thông minh, xinh đẹp, giỏi quán xuyến việc gia đình thì lẽ ra phải được sống một cuộc sống hạnh phúc, tận hưởng hôn nhân trọn vẹn. Trong xã hội cũ, phụ nữ chỉ một lần vu quy nhưng đàn ông lại được năm thê bảy thiếp đã dẫn đến sự việc đau lòng. "Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" không chỉ cho Thuý Kiều mà cả Hoạn Thư khi sống trong thời đại không có sự bình quyền.

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI