Bích hoạ phố Phùng Hưng có logo Chanel, Versace: Tác giả nói gì?

08/02/2018 - 12:38

PNO - Ngay khi ra mắt, bên cạnh sự thích thú, nhiều người tranh cãi khi bích hoạ phố Phùng Hưng dựa trên tranh dân gian Hàng Trống nhưng trong đó lại chứa logo của những thương hiệu thời trang quốc tế.

Ngày 2/2 vừa qua, phố bích hoạ Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã chính thức khai trương, hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2018. Dự án này do các hoạ sĩ Việt Nam, Hàn Quốc thực hiện, bắt đầu vào khoảng đầu tháng 1/2018.

Bich hoa pho Phung Hung co logo Chanel, Versace: Tac gia noi gi?
Phố bích hoạ Phùng Hưng ra mắt vào ngày 2/2 vừa qua

Đoạn phố bích hoạ Phùng Hưng nối liền với không gian chợ Đồng Xuân, gồm 17 vòm cầu được thể hiện sinh động. Trong đó, tác phẩm của hoạ sĩ Xuân Lam với hình ảnh những chú bé múa rồng đã thu hút được sự chú ý không chỉ bởi những đường nét chân thực, sống động mà còn thông qua việc xuất hiện logo của những thương hiệu thời trang hang đầu thế giới như: Chanel, Versace. Việc để những yếu tố hiện đại vào trong hình ảnh truyền thống đã khiến người xem tranh cãi và đặt dấu hỏi xung quanh ý tưởng này.

Bich hoa pho Phung Hung co logo Chanel, Versace: Tac gia noi gi?
 
Bich hoa pho Phung Hung co logo Chanel, Versace: Tac gia noi gi?
Bức phù điêu của Xuân Lam với những logo của các thương hiệu thời trang lớn như: Chanel, Versace
Bich hoa pho Phung Hung co logo Chanel, Versace: Tac gia noi gi?
Tác giả Xuân Lam

Xuân Lam, tác giả bức phù điêu cho biết tác phẩm của anh được lấy cảm hứng từ Múa rồng, một bức tranh nổi tiếng thuộc dòng tranh dân gian Hàng Trống.

Nói về sự xuất hiện của những yếu tố thuộc về văn hoá phương Tây trong một tác phẩm đậm chất Việt Nam, Xuân Lam cho biết: “Làn sóng toàn cầu hóa du nhập vào Việt Nam cùng với guồng phát triển kinh tế mang theo những giá trị mới mẻ cùng những sản phẩm xa xỉ. Từ chỗ ăn no mặc ấm, nhu cầu của người dân được nâng tầm lên ăn ngon mặc đẹp. Mới ngày nào, những bộ trang phục giản dị, đơn sắc còn ngự trị khắp chốn thì giờ đây, bóng dáng của những thương hiệu thời trang quốc tế đã không còn xa lạ trên phố phường. Từ hiện thực nhìn về quá khứ, có bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi, nếu những nhân vật dân gian, với sức sống trường tồn của mình, bước ra khỏi các tác phẩm nghệ thuật, thì giờ đây sẽ trông thế nào. Bất chợt hình ảnh những em bé trong tranh “Múa rồng” hiện lên, và biết đâu, trong một xã hội hiện đại, sẽ mang trên mình những bộ đồ thời thượng hơn”.

Bich hoa pho Phung Hung co logo Chanel, Versace: Tac gia noi gi?
Xuân Lam trong quá trình hoàn thiện bức phù điêu

Xuân Lam chia sẻ không dừng lại ở đó, tác phẩm còn gửi gắm mong mỏi của một họa sĩ trẻ về việc lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, cùng với đó là chút sáng tạo nhằm mang đến một diện mạo mới lạ, trẻ trung cho những vòm cổng Phùng Hưng.

Tác giả cho biết khi bắt tay thực hiện ý tưởng này, anh đã suy nghĩ rất nhiều đến phản ứng của mọi người bởi việc làm mới một yếu tố truyền thống rất dễ bị chỉ trích, mổ xẻ. Tuy nhiên, Xuân Lam quan niệm đây là dự án nghệ thuật công cộng nên việc đem những chi tiết mang tính đại chúng vào tác phẩm là điều cần có. “Tôi không muốn chỉ chép lại một tác phẩm gốc. Tôi làm điều này dựa trên tinh thần tôn trọng tác phẩm gốc chứ không phải là một điều gì báng bổ. Điều này cũng giống như Andy Warhol đã làm với Pop Art tại nước Mỹ vào những thập niên 60 vậy”, tác giả nói.   

Bich hoa pho Phung Hung co logo Chanel, Versace: Tac gia noi gi?
 
Bich hoa pho Phung Hung co logo Chanel, Versace: Tac gia noi gi?
Cận cảnh hoạ tiết đầu rồng trên bức phù điêu của Xuân Lam

Anh cho rằng không thể chiều lòng đám đông vì 9 người 10 khi thưởng thức nghệ thuật. Với nghệ thuật đương đại nên tuỳ văn hoá, nền tảng tri thức của từng người sẽ đọc tác phẩm một cách khác nhau. Xuân Lam cho biết những ngày qua, phần lớn những phản hồi anh nhận được từ mọi người đều mang ý nghĩa tích cực.

Thuỵ Khuê

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI