Ở Biển Đông, họ có nhận biết giá trị văn minh - tự do - hòa bình?

07/08/2019 - 07:28

PNO - Nước Trung Quốc có thể to, đất có thể rộng, người có thể đông, nhưng văn hóa Trung Hoa, từ gốc tích khổng lồ nay lại phô bày một kiểu văn minh ứng xử diễu võ giương oai, ăn to nói... láo.

Từ việc thông qua các kênh tiếp xúc ngoại giao, trao công hàm phản đối, phát ngôn chính thức về hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc cho đến sự kiện hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 52 tại Thái Lan, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu đích danh nhóm tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Đồng loạt các nước đều lên tiếng chỉ trích hành động áp chế của Trung Quốc trên Biển Đông, thậm chí Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L. Engel còn gọi đó là “hành động xâm lược của Trung Quốc” trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Đáp lại, phía Trung Quốc ngang nhiên ra thông báo 2 cuộc tập trận trong 2 ngày 6-7/8 ngay trong khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

O Bien Dong, ho co nhan biet gia tri van minh - tu do - hoa binh?
Bất chấp bị thế giới gọi thẳng tên là "xâm lược", Trung Quốc vẫn ngang nhiên tổ chức tập trận trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam

Ở cuộc tập trận ngày 6/8, có 4 điểm được đánh dấu với tọa độ 16 độ 50,6 phút vĩ Bắc/112 độ 21 phút kinh Đông, 16 độ 59 phút vĩ Bắc/112 độ 21,4 phút kinh Đông, 16 độ 58,1 phút vĩ Bắc/112 độ 27,9 phút kinh Đông và 16 độ 52,7 phút vĩ Bắc/112 độ 30,8 phút kinh Đông.

Ở cuộc tập trận ngày 7/8, có 4 điểm với tọa độ 16 độ 26,9 phút vĩ Bắc/112 độ 42,7 phút kinh Đông, 16 độ 26,20 phút vĩ Bắc/111 độ 50 phút kinh Đông, 16 độ 20,309 phút vĩ Bắc/111 độ 44,7 phút kinh Đông và 16 độ 22,52 phút vĩ Bắc/111 độ 36,66 phút kinh Đông.

Trong khi, chiếu theo bản đồ hành chính quốc gia cũng như bản đồ các địa phương của Trung Quốc, từ thời Trung Hoa Dân Quốc trở về trước, giới hạn cương vực của nước này chỉ đến phạm vi phía Bắc vĩ tuyến 18.

Đó chẳng phải là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam là gì, đúng nghĩa là hành vi xâm lược.

Trong công trình khảo cứu “Tư liệu bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa” (Biển đảo Việt Nam, lịch sử - chủ quyền - kinh tế - văn hóa, nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ), tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn đã dẫn chứng hầu hết các bản đồ cổ Trung Quốc đều không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nếu có thì lại chú thích rõ rằng, cả hai quần đảo này thuộc “phiên quốc” (nước ngoài) như Giao Chỉ quốc, Giao Châu, An Nam quốc - cách sử liệu Trung Quốc gọi tên nước ta trước đây. Còn bản đồ cổ Trung Quốc do phương Tây xuất bản thì “rành rành định phận” Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc Đế chế An Nam.

Trung Quốc, nước họ có thể to, đất họ có thể rộng, người họ có thể đông nhưng văn hóa Trung Hoa, từ gốc tích khổng lồ nay lại phô bày một kiểu văn minh ứng xử diễu võ giương oai, văn hóa ngoại giao “ăn to nói… láo”. Sức mạnh bành trướng chưa bao giờ tạo nên sự tôn trọng, nể vì; trái lại chỉ gieo rắc sự nghi ngờ, bất chấp và cưỡng đoạt.

Xin được mượn lời kết trong tác phẩm Văn minh phương Tây và phần còn lại của thế giới (nhà xuất bản Hồng Đức), tác giả Niall Ferguson đã viết: “Văn minh sẽ chẳng kéo dài, tự do sẽ không tồn tại, hòa bình sẽ không giữ được, trừ khi đại đa số nhân loại hợp nhất để cùng nhau bảo vệ chúng, và chứng tỏ bản thân họ sở hữu một sức mạnh răn đe khiến mọi thế lực man rợ và dã thú đều phải chùn tay khiếp sợ”.

Liệu, những con tàu sắt Trung Quốc đang ngang nhiên tập trận trên vùng biển của Việt Nam có “chùn tay khiếp sợ” hay chính họ, còn không nhận biết giá trị của văn minh - tự do - hòa bình trong “phần còn lại của thế giới”?

Ái Mỹ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI