Dấu hỏi cho lời cam kết của Formosa Hà Tĩnh

18/03/2019 - 06:18

PNO - Liệu cam kết này có bao nhiều phần trăm đáng tin trong khi những vụ bê bối của Formosa chưa có điểm dừng?

Đối với đề xuất tận dụng xỉ thép phát sinh trong quá trình sản xuất để san nền trong khuôn viên nhà máy, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (viết tắt Formosa Hà Tĩnh) cam kết chỉ sử dụng loại xỉ thép hợp chuẩn, đúng với mục đích thi công san nền, không lợi dụng chôn lấp các loại chất thải khác. Liệu cam kết này có bao nhiều phần trăm đáng tin trong khi những vụ bê bối của Formosa chưa có điểm dừng?

Ngày 10/3, người dân Texas đã đứng đơn kiện công ty Formosa Plastics vì công ty này đã đổ chất thải nhựa vào vịnh Lavaca. Tiền bồi thường tối đa được cho phép theo Đạo luật Nước sạch của Liên bang là 179 triệu USD.

Dau hoi cho loi cam ket cua Formosa Ha Tinh
Formosa Plastics đổ chất thải nhựa vào vịnh Lavaca của Mỹ

Theo nguyên đơn, Formosa đã đổ hàng tỷ viên nhựa thải vào đường nước chảy. Rác thải này đe dọa cá, chim, các loài có nguy cơ tuyệt chủng và những người sống dựa vào môi trường tự nhiên ở đây. Trước đó, tháng 1/2019, Cơ quan Giám sát môi trường tiểu bang Texas (TCEQ) đã phạt Formosa 112.000 USD vì 6 vụ gây ô nhiễm.

Ở Việt Nam, dư luận năm 2017 từng rất quan tâm việc Formosa Hà Tĩnh xả thải lấn biển. Sau đó, câu chuyện lắng xuống với phần xác nhận từ chính quyền rằng phần lấn biển ấy đúng quy trình. Tuy nhiên, chi tiết quan trọng không được làm rõ là Formosa Hà Tĩnh không đề cập chuyện xử lý chất thải từ lò luyện coke, lò cao trước khi thải ra biển cùng với chất thải của lò hơi (nhà máy điện).

Nếu không được xử lý tốt thì sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến môi trường. Đây vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Với những cách thức của mình, Formosa Hà Tĩnh tận dụng tối đa những nguồn xả thải, từ biển đến rừng trong khi khâu rà soát chất lượng chất thải chưa chặt chẽ.

Theo phân tích từ các báo cáo của các chuyên gia công nghệ luyện kim đen (gang/thép) thì công nghệ này thải ra môi trường đủ loại chất thải (rắn, lỏng, khí) và làm ô nhiễm các môi trường sống của con người (đất, nước, không khí). Theo lý thuyết lý tưởng, phần lớn chất thải có thể được xử lý và tận dụng, tiết kiệm về mặt kinh tế.

Thực tế, chi phí cho các khâu xử lý này rất tốn kém. Sau khi được xử lý, chất thải không đương nhiên sạch, mà phải được chôn cất ở bãi thải tập trung vì chúng còn chứa các chất độc với hàm lượng lớn, như phenol (<880mg kg), xyanua (>120mg/kg), rodanit (>10mg/kg).

Quá trình làm sạch chất thải đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn gắt gao mà chỉ có những nhà quản lý có chuyên môn vững mới nắm hết. Đây là lĩnh vực lâu đời trên thế giới mà Việt Nam nếu so sánh thì vẫn bị đánh giá là còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm trong quản lý. Vì vậy, nguy cơ lượng chất độc hại thải ra môi trường sống vẫn rất lớn và liên tục.

Anh Thông (theo Chron)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI