Việt Nam hưởng lợi gì từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

06/07/2018 - 16:30

PNO - Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội cho Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á. Nhưng khu vực này cũng đang có một lợi thế là thu hút các doanh nghiệp đang rục rịch rời khỏi Trung Quốc vì chi phí lao động ở đây đang tăng dần.

Mặc dù có những phân tích chỉ ra thiệt hại, ảnh hưởng của các quốc gia khu vực Đông Nam Á khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, nhưng khu vực này hứa hẹn sẽ là điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư. Cụ thể, đây sẽ là nơi các công ty nước ngoài chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang, trong bối cảnh giá nhân công Trung Quốc đang tăng.

Viet Nam huong loi gi tu cuoc chien thuong mai My-Trung
 

Tháng Sáu vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đánh mức thuế 25% lên 50 tỉ USD hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.

Ngay lập tức, Trung Quốc “trả đũa” bằng tuyên bố áp thuế bổ sung 25% đối với 659 mặt hàng xuất khẩu của Mỹ, trị giá tương đương ở mức 50 tỷ USD.

Chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Mekong Economics Adam McCarty ở Hà Nội nhận định: “Xu hướng này đang diễn ra và ngày càng tăng mạnh". Theo ông Adam McCarty, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tạo ra một cú hích nhỏ cho xu hướng trên có đà tiến triển nhanh trong vài tháng gần đây. Doanh nghiệp các nước phải có những tính toán điều chỉnh lại chiến lược đối phó trong tình huống gặp rủi ro.

Ông Adam McCarty cho biết nhiều công ty nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí là Trung Quốc đang đổ đến Việt Nam để đa dạng hóa đầu tư. Điều này đặc biệt đúng trong các mặt hàng lắp ráp, do chi phí sản xuất thấp nên Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn là Trung Quốc.

Viet Nam huong loi gi tu cuoc chien thuong mai My-Trung
 

Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng ở mức kỷ lục, chủ yếu là nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Trong sáu tháng đầu năm 2018, tỷ lệ tăng trưởng là 7,08%, tỷ lệ cao nhất từ năm 2011 đến nay.

Vốn FDI vào Việt Nam trong nửa đầu năm nay tăng 8,4% so với năm ngoái. Trong bốn tháng đầu năm, Việt Nam thu hút vốn đầu tư hơn 8 tỷ USD. Trong đó, các nhà đầu tư từ Hong Kong (Trung Quốc) là một trong số những nhà đầu tư lớn nhất.

Tháng trước, công ty nội thất Man Wah Holdings ở Hong Kong có nhà máy sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc đại lục đã mua lại một công ty sản xuất và xuất khẩu sofa ở Việt Nam với giá 68 triệu USD.

Tập đoàn Hung Hing Printing Group, cũng đến từ Hong Kong chuyên sản xuất sản phẩm cho thị trường Trung Quốc, cũng đã mở rộng sang Việt Nam với các cơ sở in ấn và đóng gói bao bì đặt tại Hà Nội.

Sự dịch chuyển của Hung Hing và một phần trong kế hoạch bắt tay với công ty sản xuất đồ chơi quốc tế Dream International, nơi làm đồ chơi cho các thương hiệu lớn như Hasbro, Mattel và Disney.

Hơn 70% doanh thu bán ra của Hung Hing là từ xuất khẩu cho thị trường Mỹ và châu Âu.

Các chuyên gia phân tích rằng cho dù không có xung đột thương mại My-Trung thì hệ thống phát triển các hiệp định thương mại tự do trong khu vực châu Á, gần hơn là các quốc gia Đông Nam Á cũng sẽ khiến khu vực Đông Nam Á trở nên hấp dẫn hơn với những công ty đang tìm kiếm sự đa dạng hóa ngoài Trung Quốc.

Viet Nam huong loi gi tu cuoc chien thuong mai My-Trung
 

Như cách nhận định của đại diện Hung Hing, dù họ không nói thẳng ra nhưng họ cũng thừa nhận họ cần tìm kiếm sự đa dạng hóa mạnh hơn, tất cả để phục vụ nền tảng khách hàng rộng lớn.

Theo dữ liệu từ Ngân hàng thế giới, Châu Á là thị trường tiêu dùng lớn và phát triển rất nhanh. Các khoản chi tiêu ở các quốc gia châu Á cộng lại trong năm 2017 là 1,5 ngàn tỷ USD. Tổng GDP ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam dự kiến tăng 5,3% trong năm nay.

Mối đe dọa gia tăng thuế và bất ổn gia tăng khiến các công ty muốn tận dụng thị trường đang tăng trưởng châu Á có thêm một lý do nữa để tách khỏi Trung Quốc, khi mà căng thẳng leo thang.

Theo phân tích của chuyên gia thì các công ty vì nhiều lý do đã có kế hoạch chuyển dịch sang thị trường Đông Nam Á từ nhiều năm nay nhưng năm 2018 sẽ là cột mốc quan trọng, thể hiện xu hướng này rõ hơn.

Viet Nam huong loi gi tu cuoc chien thuong mai My-Trung
 

Chuyên gia cảnh báo thêm, dù Việt Nam không hoàn toàn miễn nhiễm khỏi các tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. 

"Nhìn chung, Việt Nam không tham gia cuộc chiến thương mại nên điều đó có thể mang lại điểm tích cực cho đất nước này, thúc đẩy kinh doanh tại Việt Nam, và một số thực tế như vậy đã và đang diễn ra", ông McCarrty nhận định.

Tuy nhiên, ông McCarrty nói thêm, Việt Nam vẫn phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực khi ràng buộc vào Trung Quốc, như khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên thép Việt Nam và có khả năng mở rộng sang các mặt hàng khác.

Tháng Năm vừa qua, Mỹ đã áp thuế mạnh lên các sản phẩm thép Việt Nam được cho là có xuất xứ từ Trung Quốc. Mỹ cho rằng thép Trung Quốc đã di chuyển qua Việt Nam để tránh thuế từ quốc gia này.

Ở giữa hai nền kinh tế lớn, điều mà Việt Nam chọn lựa là luôn cố gắng tạo thế cân bằng và có những đối trọng cần thiết giữa những đối tác của mình. Việt Nam ngày càng nỗ lưc hướng đến quan hệ với nhiều nước như các quốc gia thuộc EU, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nhật Bản hay Hàn Quốc. 

Anh Thông (Theo SCMP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI