Sẽ thu hồi giấy phép hoạt động nếu Uber ‘ngoan cố’ không nộp 66,68 tỷ đồng thuế

16/12/2017 - 00:05

PNO - Trao đổi với PV báo Phụ Nữ, lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết nếu Uber vẫn không chịu nộp thuế, Cục thuế sẽ thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Trao đổi với PV báo Phụ Nữ, lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết nếu Uber vẫn không chịu nộp thuế, Cục thuế sẽ thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Liên quan đến việc Uber đến nay vẫn chưa nộp số tiền thuế gần 70 tỷ đồng, ông Nguyễn Nam Bình – Cục phó Cục thuế TP.HCM cho biết: “Nếu quá thời hạn căn cứ theo quy trình quản lý nợ thuế, Cục thuế sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 1 điều 3 Thông tư số 215/2013/TT-BTC Hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế”.

Se thu hoi giay phep hoat dong neu Uber ‘ngoan co’ khong nop 66,68 ty dong thue
 

Cụ thể, Cục thuế sẽ thực hiện từng bước các biện pháp cưỡng chế đối với Uber như sau: trích tiền từ tài khoản của Uber tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập. Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Trong trường hợp Uber vẫn “ngoan cố”, Cục thuế sẽ tiến hành thu tiền, tài sản khác của Uber do tổ chức, cá nhân khác đang giữ. Tiếp đến là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Theo báo cáo của Cục thuế TP.HCM, tổng doanh thu Uber tại thị trường Việt Nam trong ba năm 2014 – 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 là 2.776 tỉ đồng.

Doanh thu “khủng” như vậy nhưng số thuế mà Uber kê khai là hơn 76,8 tỉ đồng.

“Tùy theo tình trạng tài chính và tính chất khoản nợ, đặc biệt là tính tuân thủ pháp luật của Uber, Cục thuế sẽ áp dụng nghiêm các mức chế tài theo quy định”, ông Bình khẳng định.

Trước đó, Bộ Tài chính đã bác khiếu nại của Uber B.V Hà Lan về quyết định truy thu 66,68 tỷ đồng thuế. Theo báo cáo của Cục thuế TP.HCM, tổng doanh thu Uber tại thị trường Việt Nam trong ba năm 2014 – 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 là 2.776 tỉ đồng. Doanh thu “khủng” như vậy nhưng số thuế mà Uber kê khai là hơn 76,8 tỉ đồng.

Do đó, Cục Thuế TP.HCM đã tiến hành thanh tra Uber và vào tháng 9/2017 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và truy thu Uber B.V với số tiền hơn 66,68 tỉ đồng.

Uber đã khiếu nại lên Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính, lấy lý do họ đã thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ theo Hiệp định chống đánh thuế hai lần. Tuy nhiên, sau hơn 3 tháng, Bộ Tài chính khẳng định Uber B.V không được miễn thuế theo hiệp định chống đánh thuế hai lần ký giữa Việt Nam và Hà Lan vì có cơ sở thường trú tại Việt Nam (là các lái xe). Đơn vị này cũng phải có trách nhiệm truy thu các khoản thuế của các lái xe mà đơn vị này chưa thực hiện khấu trừ thuế.

Liên quan đến vấn đề truy thu thuế, trong nhiều trường hợp cho dù phía doanh nghiệp thấy mức áp truy thu thuế không hợp lý và muốn kiện ra toà thì trước mắt doanh nghiệm vẫn bắt buộc phải nộp thuế theo quy định.

Nếu tòa tuyên án doanh nghiệp đúng thì phía cơ quan thuế sẽ vẫn phải trả lại số tiền truy thu thuế cho doanh nghiệp.

Ông Bình cho rằng, Uber khiếu nại bởi họ cho rằng, khi áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì không phải nộp thuế ở Việt Nam. Tuy nhiên, Uber đang hoạt động với phương tiện và con người đang lao động trực tiếp tại Việt Nam. Ngành thuế buộc Uber phải nộp khoản tiền thuế tại Việt Nam là có căn cứ, hoàn toàn không trái với hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Theo Luật sư Đỗ Hải Bình – Đoàn Luật sư TP.HCM, Uber né trốn thuế, nếu có đủ căn cứ, cơ sở thì Cục thuế hoàn toàn có thể tiến hành các bước chế tài theo quy định tại Thông tư số 215/2013/TT-BTC và căn cứ theo Quyết định 1401/QĐ-TCT Quy trình quản lý nợ thuế.

Liên quan đến vấn đề truy thu thuế, trong nhiều trường hợp cho dù phía doanh nghiệp thấy mức áp truy thu thuế không hợp lý và muốn kiện ra toà thì trước mắt doanh nghiệm vẫn bắt buộc phải nộp thuế theo quy định. Nếu tòa tuyên án doanh nghiệp đúng thì phía cơ quan thuế sẽ vẫn phải trả lại số tiền truy thu thuế cho doanh nghiệp.

Căn cứ điều 161 theo Bộ luật hình sự hiện hành, mức phạt cao nhất đối với đối tượng trốn thuế là 7 năm tù giam và mức phạt tiền từ 1 – 3 lần số tiền trốn nộp thuế. Mức phạt này còn quá nhẹ, không đủ răn đe các đối tượng vi phạm. Chưa kể, khi đối tượng có hành vi trốn thuế, thường họ đã tẩu tán tiền và tài sản để cơ quan thuế không tịch thu được.

Nếu so với biện pháp chế tài bên Mỹ thì luật Việt Nam còn nhiều ưu đãi cho đối tượng vi phạm. Với hành vi trốn thuế đủ yếu tố cấu thành, cơ quan Mỹ sẽ truy tố hình sự đối với đối tượng vi phạm luôn và doanh nghiệp không được kinh doanh lĩnh vực đó nữa; còn Luật Việt Nam, để khởi tố vụ án phải có nhiều yếu tố, như: số tiền trốn thuế lớn, có định lượng nhất định; trốn thuế đế 2 – 3 lần, phạt hành chính vẫn tiếp tục tái phạm…

Cần tăng mức phạt, chế tài thì mới giảm thiểu được tình trạng doanh nghiệp trốn thuế. 

Luật sư Đỗ Hải Bình – Đoàn Luật sư TP.HCM.

Nguyễn Cẩm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI