Các doanh nghiệp (DN) nước ngoài đã ráo riết gạ mua lại Công ty (CT) Việt Nam từ nhiều năm nay.![]()
- CEO PepsiCo Indra Nooyi: Người biết nơi nào ánh hào quang không toả sáng
- Irene Falcone – Dám ‘điên rồ’ đến cùng để chứng tỏ: Thứ gì không ăn được, chớ bôi lên người
- Bà Ba Huân: Tôi muốn người kế nghiệp mình là những nông dân
- Ông Phạm Văn Sơn, Ủy viên Ban quản trị Tập đoàn BMJ: Hộ chăn nuôi đã tìm đến đường cùng bằng việc tự tử!
- Gặp gỡ nữ CEO 33 tuổi đầy quyền lực ở Silicon Valley
- Có nên mua máy giặt sấy nội địa Nhật?
Ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinamit, cho biết mỗi tháng ông nhận được ít nhất một lời đề nghị như thế. Ông Viên đã chia sẻ với bạn đọc câu chuyện phía sau của những lời đề nghị này.
![]() |
Ông Nguyễn Lâm Viên - CT HĐQT Vinamit cho biết ông thường xuyên nhận được đề nghị mua lại công ty từ doanh nghiệp nước ngoài. |
Có DN sản xuất, kinh doanh cả đời cũng không thể tìm được số tiền lợi nhuận lớn như lợi nhuận thu về từ việc bán lại CT. Có thể nói việc bán CT cho DN ngoại chỉ là cơ hội để DN Việt cầm gói tiền làm chuyện khác.
DN ngoại tập trung đầu tư vào thực phẩm vì thực phẩm thuộc nông nghiệp và có tiềm năng rất lớn. Chúng ta cũng biết điều này nhưng không làm được vì với nội lực hiện tại, DN không thể độc hành mà còn cần sự hỗ trợ của Nhà nước như quảng bá sản phẩm ở tầm quốc gia, quốc tế…
CT tôi nhận được nhiều lời ngỏ ý thu mua nhưng tôi tiếp tục duy trì. Nếu không đi được đại lộ thì tôi chọn đường ngách. Nhưng nếu đến một lúc nào đó tôi đuối sức, không còn cách giải quyết thì sẽ chọn giải pháp như Cầu Tre.
DN Việt bán thương hiệu, trước mắt hầu như không ảnh hưởng đến người tiêu dùng bởi họ chỉ cần đồ ăn ngon, giá rẻ, không bận tâm nhiều đến thương hiệu này hiện là của DN nào. DN ngoại sẽ kiểm soát đưa hàng họ vào và không đẩy giá cao.
Như vậy, người dân nằm trong “mê hồn trận” và luôn luôn phải gắn bó. Song, nếu một ngày nào đó thịt, cá, sản phẩm nằm trên bàn ăn bị các DN nước ngoài bắt tay làm giá thì dân mình lãnh, ấm ức vì phải trả tiền giá cao cho DN nước ngoài, gây nên làn sóng phẫn nộ, lúc này cũng đã muộn.
Hiện tại đất nước ta đang bị “chảy máu” lợi nhuận ra nước ngoài. Người Việt sẽ không còn dùng hàng Việt nếu không có Nhà nước hỗ trợ. Chính phủ có chủ trương đưa thương hiệu Việt lên tầm thế giới thì cần phải nuôi dưỡng bằng cách có chiến lược quốc gia, tạo điều kiện để DN phát triển.
Thanh Hoa (ghi)