Nông sản kém chất lượng, thuế suất có về 0% cũng vô ích

22/08/2019 - 14:00

PNO - EVFTA được đánh giá sẽ có rất nhiều lợi cho nông sản, nhưng hầu hết các nhận định đều cho rằng, các đối tác sẽ chuyển sang hình thức rào cản về kỹ thuật, việc xuất khẩu sẽ không dễ dàng hơn.

Ý kiến từ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cho rằng, hàng loạt các nước châu Âu luôn đặc biệt chú ý đến vấn đề hóa chất tồn dư, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm... trong các sản phẩm nhập khẩu. Đặc biệt họ liên tục đưa ra những loại hóa chất mới, việc này trở thành rào cản rất khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. 

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến nông sản Bộ NN&PTNT cũng thừa nhận điều này. Việc ký kết Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU mở ra nhiều cơ hội cho ngành nông nghiệp, tuy nhiên chúng ta vẫn phải ý thức được cơ hội có nhiều nhưng vẫn đan xen với thách thức.

Cụ thể, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt các thị trường mới tiềm năng và cơ hội thu hút lựa chọn đầu tư từ nước ngoài vào khu vực nông nghiệp… Các doanh nghiệp trong nước có điều kiện nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ, cải thiện năng lực quản lý, khả năng tự đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa nhờ cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam...

Nong san kem chat luong, thue suat co ve 0% cung vo ich

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến nông sản Bộ NN&PTNT chia sẻ tại hội nghị phổ biến về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) ngày 21/8

Theo bà Phạm Thị Hồng Hạnh, đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT nhận định, thuỷ sản, cà phê , điều,  gỗ và các sản phẩm từ gỗ.... sẽ có nhiều cơ hội nhất khi hiệp định EVFTA ký kết.

Đối với hàng thủy sản: xoá bỏ ngay 50% số dòng thuế (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) về 0% khi hiệp định có hiệu lực (hiện thuế suất phần lớn 6-22%); 50% số dòng thuế còn lại về 0% sau 3-7 năm,… Các sản phẩm trồng trọt, rau quả: 520/556 dòng thuế về 0% khi hiệp định có hiệu lực; trong khi đó, rau quả chế biến 85,6% dòng sản phẩm thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực; tỉ lệ này ở cà phê, hạt tiêu là 93% dòng sản phẩm thuế về 0% và ngành điều hưởng thuế 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực.

Tuy nhiên, đại diện Cục trưởng Cục chế biến nông sản cũng thừa nhận EVFTA cũng sẽ có không ít thách thức cho nông sản. Chẳng hạn, sự gia tăng cạnh tranh cả đầu vào của 28 nước trong khối EU và cạnh tranh với chính mặt hàng trong nước của chúng ta ra thị truờng Quốc tế. Thứ hai, quy định về rào cản kỹ thuật, truy suất nguồn gốc đối với các nước nhập khẩu ngày càng gia tăng kể cả thị trường Trung Quốc ngày càng đòi hỏi cao thì thị trường EU lại càng cao.

Đó còn chưa kể tới việc Việt Nam phải đàm phán, tuân thủ các quy định khác như sở hữu trí tuệ, lao động, minh bạch hoá thông tin, các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, lao động, môi trường…. Hay có cả những thách thức lớn hơn đó là kiểm soát gian lận thương mại.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh khâu chế biến, vì chỉ khi xây dựng tốt khâu chế biến mới gỡ bỏ được các hàng rào kỹ thuật, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh,… Xây dựng chuỗi phân phối, thương hiệu ra nước ngoài như là: các nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia – sản phẩm tỷ đô; nhóm đặc sản cấp địa phương; nhóm mỗi xã, phường một sản phẩm. Đồng thời, trong cam kết sở hữu trí tuệ, EU bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam...

 
Nong san kem chat luong, thue suat co ve 0% cung vo ichHiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU hứa hẹn nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam ra thế giới

Bộ trưởng Bộ NN&PNNT - Nguyễn Xuân Cường cho rằng, trước đây, các FTA cứ ký xong là xong, rồi thị trường, doanh nghiệp tự chuyển đổi, thích nghi, nhưng nay đã khác. Quy mô nền kinh tế lớn hơn, độ mở nền kinh tế lớn nhiều nên cần sự chuẩn bị kỹ càng. EVFTA là hiệp định thế hệ mới nhất, có sự cam kết sâu rộng nhất khi hầu hết các nhóm hàng có thuế suất đều đưa dần về 0% trong một lộ trình ngắn nhất.

Để khai thác hiệu quả những lợi thế từ EVFTA, ngay từ đầu, Bộ kết hợp với các địa phương triển khai phát triển chuỗi sản phẩm giá trị từ vùng nguyên liệu, xây dựng chuỗi phân phối ra nước ngoài và chuỗi thương hiệu (nước ta hiện có gần 1.500 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn). Sắp tới, bộ kết hợp các địa phương hỗ trợ đầu tư vào khâu công nghệ cao như giống, công nghiệp phục vụ chế biến, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp...

Còn theo ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương, việc trước mắt sẽ phải làm là minh bạch hóa trong việc tiếp cận thị trường và những vấn đề như lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững... được tổ chức triển khai một cách bài bản.

Quốc Thái

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI