Nhiều doanh nghiệp đề xuất “khai tử” văn bản quản lý gas

24/09/2014 - 19:35

PNO - PN - Theo nhiều doanh nghiệp (DN) kinh doanh gas, Sở Công thương TP.HCM nên “khai tử” công văn (CV) 290 bởi văn bản này hiện không những không đạt được mục đích sắp xếp lại hệ thống phân phối cũng như kinh doanh gas trên địa bàn thành...

edf40wrjww2tblPage:Content

CV 290 của Sở Công thương TP.HCM được ban hành cuối năm 2013 với nội dung: nếu các cửa hàng kinh doanh gas hộ cá thể không chuyển đổi mô hình lên DN thì chỉ được ký hợp đồng mua gas với một tổng đại lý. Văn bản này chính thức có hiệu lực (trên giấy tờ) từ ngày 31/3/2014. Tuy nhiên sau đó, Sở Công thương họp với các DN và thống nhất (không có văn bản) với nhau là dời thời điểm hiệu lực của văn bản đến ngày 30/6. Từ đó đến nay, gần như không có động thái nào trong việc kiểm tra xem DN cũng như cửa hàng gas có thực hiện CV 290 hay không. Điều này khiến không ít cửa hàng gas lao đao vì hàng gian, hàng giả lộng hành.

Theo chị C., chủ một đại lý gas ở Q.Bình Tân, chấp hành CV 290, chị đã chuyển đổi cửa hàng từ hộ kinh doanh lên DN, tuy nhiên các cửa hàng khác thì vẫn bình chân như vại. “Nhà nước bảo ra CV 290 để lập lại trật tự nhưng tôi thấy thị trường còn lộn xộn hơn. Tình trạng khuyến mãi khi bán gas còn hoạt động mạnh hơn. Sao không thấy cơ quan nào kiểm tra xử lý?”, chị C. bức xúc.

Nhieu doanh nghiep de xuat “khai tu” van ban quan ly gas

Ảnh minh họa: internet

Việc bỏ ngỏ vấn đề hậu kiểm khiến CV 290 hầu như bị phá sản. Nhiều cửa hàng kinh doanh thuộc dạng hộ cá thể vẫn buôn bán bình thường như trước khi có CV này. Điều đáng nói là trước đây các cửa hàng kinh doanh đường đường chính chính, thì giờ lại phải lén lút “đi đêm” với DN. Ngoài bán một nhãn hàng gas theo quy định, để có hàng phong phú, một số cửa hàng đã mua gas không chính thức từ các DN. Hàng loạt đơn hàng nằm ngoài sổ sách, giá cả cũng được ép xuống “mềm” hơn. Phải chăng đây chính là nguyên nhân của tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng thiếu trọng lượng hoành hành mạnh hơn trong thời gian qua?

Ngược lại, những cửa hàng chấp hành theo CV 290 thì lâm vào tình trạng khó khăn. Chị C. vốn lên án gay gắt việc rải tờ rơi của các cửa hàng khác, giờ cũng phải sử dụng chiêu này để giành khách. “Từ khi lên DN, hàng loạt chi phí tăng cao, trong khi những cửa hàng xung quanh vẫn hoạt động như cũ. Thậm chí, họ còn khuyến mãi mạnh hơn. Tôi không giành khách thì thu không đủ chi”, chị C. nói. Chủ một cửa hàng gas trên đường Kinh Dương Vương (Q.Bình Tân) đã phải chuyển qua kinh doanh thêm cơm trưa văn phòng vì thua lỗ.

Trước thực trạng này, ông Thân Văn Do, Giám đốc Công ty Gas Hồng Mộc đề xuất, Sở Công thương TP.HCM nên hủy CV 290, bởi “CV này đem “con bỏ chợ” khiến thị trường gas càng thêm rối”. Theo ông Do, những tháng gần đây, doanh số bán hàng của Hồng Mộc giảm đáng kể. Điều đáng nói là nhiều cửa hàng thời gian qua đã cắt hợp đồng với Hồng Mộc, song vẫn có hàng của DN này để bán (?). Đây là điều đáng lo nhất mà nhiều DN đã dự báo ngay khi CV 290 ra đời. Đại diện Chi hội Gas miền Nam cũng cho biết, tình hình gian lận gas trong những tháng gần đây không có dấu hiệu giảm. Thậm chí, một số trạm chiết nạp lậu ở những địa phương xung quanh TP.HCM còn hoạt động mạnh hơn. Đại diện Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) cho biết, doanh số của Saigon Petro thời gian qua không tăng. DN lớn chưa thấy lợi, trong khi DN nhỏ thì lao đao, vậy CV 290 có nên tồn tại?

 Ca Hảo

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI