Người Việt tốn nhiều tiền nhất cho trà trong các loại thức uống không có cồn

07/03/2019 - 06:00

PNO - Trong đó, cứ 100.000 đồng chi cho các thức uống từ trà thì có 40.000 đồng là dành cho trà sữa.

Theo Kantar WorldPanel– một đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín, dù cà phê là loại thức uống được mua nhiều nhất nhưng trà mới là thức uống đóng góp nhiều doanh thu nhất. Thống kê này dành cho các loại thức uống không có cồn khi tiêu dùng bên ngoài. Trong đó, cứ 100.000 đồng chi cho các thức uống từ trà thì có 40.000 đồng là dành cho trà sữa. 

Cụ thể, 42% người mua trà sữa pha chế (bao gồm trà sữa, trà phủ kem, hoặc sữa tươi trân châu đường đen) với trị giá trung bình đơn hàng mỗi lần mua khoảng 32.000 đồng.

Nguoi Viet ton nhieu tien nhat cho tra trong cac loai thuc uong khong co con
Cứ 100.000 đồng cho chi phí giải khát khi ra khỏi nhà, người Việt chi 40.000 đồng cho việc mua trà sữa.

Ngoài ra, một trong những tiêu điểm của thị trường được Kantal WorldPanel nhấn mạnh là quy trình làm đẹp ngày càng đòi hỏi phức tạp hơn, khiến các sản phẩm/công nghệ mới ra đời liên tục, tăng trưởng bình quân 7.2%.

Nếu 2 năm trước, bình quân chỉ 1% người Việt chăm sóc da trên 5 bước thì đến 2018 đã tăng lên 2%. Cùng với đó là làm sạch sâu, dưỡng ẩm và dưỡng đặc trị ngày càng phổ biến trong quy trình làm đẹp của người tiêu dùng khu vực thành thị.

Nguoi Viet ton nhieu tien nhat cho tra trong cac loai thuc uong khong co con
Xu hướng làm đẹp, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình tăng trưởng khá nhanh trong báo cáo của Kantar WorldPanel.

2018 vẫn là năm tăng trưởng mạnh mẽ cho bán lẻ hiện đại. Các kênh mua sắm hiện đại như siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi hay online đang phát triển rất nhanh, liên tục mở rộng mạng lưới người mua ở khu vực thành thị (tăng lần lượt 43% và 147%). Sự phát triển của bán lẻ hiện đại còn đến từ sự chuyển mình của các kênh bán lẻ quy mô lớn (siêu thị và đại siêu thị) nhờ nỗ lực tận dụng khoảng không gian sẵn có. Tại nông thôn, ngày càng có nhiều người mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa có không gian lớn hơn cũng như đến trải nghiệm mua sắm tại siêu thị và đại siêu thị.

Người tiêu dùng cũng lên mạng thường xuyên hơn, thúc đẩy cho sự tăng trưởng cấp số nhân của thương mại điện tử trong năm 2018. Kantar WorldPanel dự đoán, 22% người dùng ở 4 thành phố kể trên thường xuyên mua sắm trực tuyến, khiến thị trường này tăng trưởng 3 con số. Xu hướng này sẽ còn tăng tốc và phát triển mạnh hơn nữa trong những năm tới khi thời gian dành online của người dân khu vực thành thị đã tăng gấp đôi (3 giờ/ngày) so với 4 năm trước.

Quốc Thái

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI