Tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai là để ‘bảo vệ hòa bình’

16/03/2018 - 14:58

PNO - Đó là lời của ông Phạm Thành Công, người sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai của lính Mỹ, một chương đen tối nhất trong cuộc chiến Việt Nam.

Ông Công không nhớ nhiều về ngày cả gia đình bị quân đội Mỹ sát hại trước mặt ông trong vụ Mỹ Lai ở Quảng Ngãi. Năm đó ông mới 11 tuổi, ông bất tỉnh sau khi một quả lựu đạn rơi trúng hầm trú ẩn của gia đình.

Nhưng trong 5 thập kỷ từ sau vụ thảm sát giết chết 504 người, phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già vào ngày 16/3/1968, ông đã dành cuộc đời mình cho công việc lưu giữ ký ức về một trong những vụ thảm sát kinh hoàng nhất trong chiến tranh.

Tuong niem vu tham sat My Lai la de ‘bao ve hoa binh’
Ông Công nói nhắc lại vụ thảm sát Mỹ Lai là một cách để "cảnh báo chống chiến tranh và bảo vệ hoà bình" - Ảnh: AFP/Nhac Nguyen

"Tôi cống hiến đời tôi để làm điều này nhằm bảo vệ những ký ức về cuộc thảm sát, để cho mọi người biết về sự tàn bạo của quân đội Mỹ", ông Công nói với AFP tại nhà tưởng niệm chiến tranh mà ông đã điều hành cho đến khi nghỉ hưu vào năm ngoái.

Đến nay, ông vẫn bị ám ảnh bởi những ký ức về ngày đen tối đã xảy ra ở làng Sơn Mỹ, nơi người Mỹ gọi là Mỹ Lai trong chiến tranh Việt Nam.

"Mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn mất ngủ. Những ký ức ùa về - nỗi đau, sự mất mát của bản thân và gia đình - khiến tôi rất đau buồn", ông Công nói.

Ông Công nhớ lại, ông đang chen chúc bên mẹ và các anh chị em trong chiếc hầm trú ẩn trong nhà thì trực thăng Mỹ đổ quân xuống cánh đồng lúa gần nhà ở làng Sơn Mỹ, miền Trung Việt Nam, được cho là địa điểm ẩn náu của "Việt Cộng".

Lính Mỹ tung lựu đạn vào hầm trú ẩn của gia đình và bồi thêm những quả đạn từ súng phóng lựu M-16. Ông Công nằm trong hầm từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi cha ông đi tìm thấy ông còn sống.

Tuong niem vu tham sat My Lai la de ‘bao ve hoa binh’
Việt Nam kỷ niệm 50 năm vụ thảm sát Mỹ Lai tại khu tưởng niệm này - Ảnh: AFP/Nhac Nguyen

Không bao giờ lặp lại

Vụ thảm sát Mỹ Lai được phóng viên điều tra của Mỹ Seymour Hersh phát hiện vào năm 1970. Sự kiện này gây chia rẽ dư luận sâu sắc và thúc đẩy một phong trào phản chiến ở Mỹ.

Mặc dù mất nhiều năm công chúng Mỹ mới biết về Mỹ Lai, một vụ thảm sát lớn nhất còn lưu giữ tư liệu đầy đủ về về một hành động được coi là giết người hàng loạt do Mỹ tiến hành trong chiến tranh, mặc dù phía bên kia đã tố cáo vụ thảm sát này từ rất sớm, nhưng bị bác bỏ là sản phẩm của tuyên truyền.

Hôm nay, ông Công trung thực kể lại những gì đã xảy ra trong ngày đau buồn như là một vấn đề của hậu thế, để đảm bảo nó không bao giờ xảy ra nữa.

Ông Công nói nhắc lại vụ thảm sát là một cách để "cảnh báo chống chiến tranh và bảo vệ hoà bình".

Tuong niem vu tham sat My Lai la de ‘bao ve hoa binh’
Bà Phạm Thị Thuần, 80 tuổi, người sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai, thăm ngôi mộ tập thể ở làng Sơn Mỹ - Ảnh: AFP/Nhac Nguyen
Tuong niem vu tham sat My Lai la de ‘bao ve hoa binh’
Mẹ và anh trai bà Trương Thị Hồng bị sát hại trong cuộc thảm sát - Ảnh: AFP/Nhac Nguyen

Chính phủ Việt Nam hôm 16/3 đã cử hành lễ tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Mỹ Lai tại khu tưởng niệm có tên 504 nạn nhân khắc trên tường đá.

Một nhóm các cựu chiến binh Mỹ cũng tham dự buổi lễ, một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, những cựu thù trong quá khứ, nay trở thành một liên minh ấm áp.

Việt Nam đã hoan nghênh bốn vị tổng thống Mỹ đến thăm nước này kể từ khi chiến tranh kết thúc, và ngày nay Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Tuong niem vu tham sat My Lai la de ‘bao ve hoa binh’

Tô Châu (Theo CNA/AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI