Trung Quốc cấm pháo bông, ngành công nghiệp ngàn năm tuổi lao đao

13/02/2018 - 12:30

PNO - Từ các hầm bê tông đào sâu vào sườn đồi đến những cửa hàng mặt phố đầy màu sắc, hồi chuông cuối có lẽ sắp điểm với ngành công nghiệp pháo hoa ngàn năm tuổi của Lý Dương.

Nỗ lực hạn chế ô nhiễm của chính phủ Trung Quốc dẫn đến việc ban bố lệnh cấm pháo hoa ở 444 thành phố nước này từ năm ngoái. 

Trung Quoc cam phao bong, nganh cong nghiep ngan nam tuoi lao dao
Tết Nguyên Đán 2018 đến gần, chính phủ Trung Quốc thắt chặt lệnh cấm pháo bông.

Năm nay, khi Tết Nguyên Đán đến gần, nhà chức trách thậm chí còn “mạnh tay” hơn, cấm pháo hoa ở cả Bắc Kinh, Thiên Tân, An Huy và Trường Sa (thành phố thuộc tỉnh Hồ Nam).

Lệnh cấm rộng rãi khiến các nhà sản xuất pháo hoa phải vật lộn để thích nghi với luật lệ và xu hướng tiêu dùng. Các chương trình, sự kiện và lễ hội mừng năm mới truyền thống của Trung Quốc được dự đoán trở nên yên lặng và buồn tẻ hơn nhiều.

Trong khu chợ bán buôn pháo hoa tại Lưu Dương, thành phố 1,3 triệu dân ở phía Bắc tỉnh Hồ Nam, việc kinh doanh diễn ra chậm và buồn tẻ.

Chủ các sạp hàng và nhân viên gần như không hoạt động. Một vài người ngồi xung quanh bàn chơi mạt chược, trong khi những người khác nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại. Vô số gian hàng đã đóng cửa.

Một chủ cửa hàng từ chối nêu tên nói: “Buôn bán không thuận lợi, giảm khoảng 60%, chúng tôi ngồi đây chơi bài thôi. Nhìn mà xem, trên phố không có khách, cả một bóng ma cũng không”.

Trung Quoc cam phao bong, nganh cong nghiep ngan nam tuoi lao dao
Lệnh cấm pháo hoa của Trung Quốc khiến ngành công nghiệp ngàn năm tuổi lao đao.

Pháo bông năm mới thường được các gia đình và người dân chơi trên phố trong suốt 15 ngày của lễ hội mùa xuân. Âm thanh vui vẻ của nó được tin là giúp xua đi điềm gở và mang lại khởi đầu tốt đẹp.  

Lưu Dương là thủ phủ pháo hoa của Trung Quốc từ khi nó được phát mình ra ở đây gần 1,400 năm trước dưới triều đại nhà Đường. Theo số liệu của chính phủ, hàng trăm công ty pháo bông của thành phố sản xuất tới hai phần ba tổng lượng pháo bông của cả nước.

Ông Chen Jiarong, 48 tuổi, từng làm việc trong dây chuyền sản xuất chai pháo hoa năm 15 tuổi, hiện là chủ nhà máy pháo bông có 120 nhân công, nói:

“Đối với nền kinh tế quốc dân, pháo hoa chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng phần lớn dân thường ở Lưu Dương đều phụ thuộc vào ngành công nghiệp này”.

Trung Quoc cam phao bong, nganh cong nghiep ngan nam tuoi lao dao
Bên trong một cơ sở sản xuất pháo bông của Trung Quốc

Trong khi một số nhà máy đã được trang bị dây chuyền tự động hóa, hầu hết pháo hoa được sản xuất thủ công.

Nhà máy tại Lưu Dương được xây dựng trên đồi cao, công nhân cẩn trọng đào hợp chất bột màu đen dễ cháy nổ vào thùng kim loại trong hầm cá nhân với tường bê tông chắn gió dày cả mét.

Công việc này nguy hiểm đến mức biện pháp bảo hộ lao động mới đòi hỏi lắp đặt camera giám sát truyền tải dữ liệu trực tiếp tới cảnh sát địa phương.

Tai nạn chết người liên quan đến pháo hoa là khá phổ biến ở Trung Quốc. Năm 2014, vụ nổ trong một nhà máy giết 12 người và làm 33 người bị thương. Tháng 1/2017, năm người thiệt mạng trong vụ nổ liên hoàn ở một cửa hàng bán pháo bông. Cả hai đều xảy ra ở các thành phố khác thuộc tỉnh Hồ Nam.

Trung Quoc cam phao bong, nganh cong nghiep ngan nam tuoi lao dao
Lệnh cấm khiến việc kinh doanh pháo hoa đã chậm nay còn khó khăn hơn.

Theo nhiều người bán pháo hoa được Reuters phỏng vấn, lệnh cấm khiến việc kinh doanh đã chậm nay còn khó khăn hơn.

Pháo hoa vẫn rất phổ biến ở làng quê và thành phố nhỏ, nơi chúng thường xuyên được sử dụng trong đám tang, đám cưới và lễ hội.

Tuy nhiên, nhu cầu vốn đã giảm ở các thành phố lớn trước khi lệnh cấm của nhà nước quét sạch pháo hoa vào dịp Tết Nguyên Đán. Người tiêu dùng trẻ tuổi coi pháo hoa là lỗi thời và cấm con em chơi pháo do không gian chật hẹp và thiếu an toàn.

Chủ trương chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình khiến các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước thắt chặt chi tiêu tiền công trong các lễ kỷ niệm xa hoa và tặng pháo hoa cho nhân viên vào dịp Tết.

Tiêu chuẩn an toàn chặt chẽ và quy định của chính phủ buộc lệnh cấm được thực hiện nghiêm túc.

Theo báo cáo của Cục Quản lý Pháo hoa của chính quyền thành phố Lưu Dương, tất cả đã dẫn tới sự suy yếu nhanh chóng của ngành công nghiệp ngàn năm tuổi, số công ty pháo hoa giảm từ 946 (năm 2015) xuống còn 558.

Trung Quoc cam phao bong, nganh cong nghiep ngan nam tuoi lao dao
Người dân lo sợ lệnh cấm sẽ tạo ra không khí buồn tẻ vào dịp Tết Nguyên Đán.

Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu pháo bông lớn nhất thế giới. Trong tình hình này, các nhà máy lớn và khéo léo hơn của Lưu Dương đã tự giải thoát bằng cách đẩy sản phẩm ra nước ngoài.

Theo dữ liệu hải quan, Trung Quốc đã xuất khẩu 681 triệu USD pháo hoa và pháo nổ trong 11 tháng, tính từ tháng 11/2017.

Dù vẫn kiếm được lợi nhuận từ nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất pháo hoa than thở rằng lệnh cấm sẽ tạo ra không khí buồn tẻ vào dịp Tết Nguyên Đán.

Chi Yuewen, đồng sở hữu Liuyang Standard Fireworks – công ty xuất khẩu 90% sản phẩm, cho biết:

“Trung Quốc đã có pháo hoa hơn 1.000 năm nay. Nếu người ta đốt pháo ở đâu đó trên thế giới mà không phải Trung Quốc, tôi cảm thấy không đúng lắm.”

Ngọc Anh (theo Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI