Thị trưởng đồng tính trẻ tuổi tranh cử Tổng thống Mỹ 2020

24/01/2019 - 09:23

PNO - Ngày 23/1, ông Pete Buttigieg - Thị trưởng thành phố South Bend, tiểu bang Indiana, tuyên bố tranh cử Tổng thống Mỹ 2020. Ông Buttigieg là người đồng tính đầu tiên chạy đua vào Nhà Trắng.

Thi truong dong tinh tre tuoi tranh cu Tong thong My 2020
Thị trưởng Pete Buttigieg tuyên bố tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 - Ảnh: CNN

Ông Buttigieg thông báo tuyên bố tranh cử, kèm theo đó là một video ghi lại cảnh ông và phu quân Chasten nấu ăn và chơi với chú chó Buddy.

Nếu được đảng Dân chủ đề cử, ông Buttigieg sẽ là người đồng tính công khai đầu tiên được một đảng lớn đề cử. Trong trường hợp ông Buttigieg đắc cử, đây sẽ là chiến thắng lịch sử tại Mỹ và cả cộng đồng LGBTQ. 

Ông Buttigieg hầu như chỉ nổi tiếng trong tiểu bang Indiana, còn các ứng cử viên khác đều là những nhân vật nặng ký. Dù rằng khả năng ông thắng cử là rất nhỏ, nhưng điều này không có nghĩa là không thể xảy ra. Chỉ mới một thập kỷ trước tại Mỹ, việc một người đồng tính tham gia tranh cử là điều không ai tưởng tượng nổi.

Đến tháng 1/2009, hôn nhân đồng giới mới trở thành hợp pháp ở hai tiểu bang Massachusetts và Connecticut. Mới đây, cử tri California - một trong những cứ điểm của đảng Dân chủ - vừa thông qua Dự luật số 8, cấm kết hôn đồng giới ở bang này. Bản thân cựu Tổng thống Barack Obama từng nhận được thêm phiếu trong chiến dịch tranh cử vì đã phản đối hôn nhân đồng giới, mặc dù bản thân ông ủng hộ việc mở rộng quyền hợp pháp cho cộng đồng đồng tính, song tính, chuyển giới và dị tính (LGBTQ).

Thi truong dong tinh tre tuoi tranh cu Tong thong My 2020
Ông Buttigieg được bầu làm Thị trưởng năm 2011 khi mới 29 tuổi.

Năm 2008, ông Obama tuyên bố trong chiến dịch tranh cử: “Tôi tin rằng hôn nhân là giữa một người đàn ông và một người phụ nữ, tôi không ủng hộ hôn nhân đồng giới". Tuy nhiên, 8 năm sau, ông Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên ủng hộ hôn nhân đồng giới. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết các tiểu bang không thể cấm kết hôn đồng giới, khiến việc kết hôn giữa hai người đồng tính nam và đồng tính nữ được công nhận là hợp pháp trên toàn quốc.

Quan điểm của người dân Mỹ cũng thay đổi. Theo kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu Pew, năm 2009, 54% người Mỹ phản đối hôn nhân đồng giới và chỉ có 37% ủng hộ việc này; đến năm 2017, con số trên đã bị đảo ngược: 62% người Mỹ ủng hộ hôn nhân đồng giới, trong khi chỉ có 32% phản đối.

Trong thời gian này, các ứng cử viên công khai là đồng tính nam, song tính và chuyển giới đã phá vỡ rào cản và giành chiến thắng. Năm 2012, Tammy Baldwin ở Wisconsin trở thành người đồng tính đầu tiên được bầu vào Thượng viện Mỹ (bà tái cử vào năm 2018). Kate Brown trở thành thống đốc song tính đầu tiên ở Mỹ vào năm 2015 khi bà được bổ nhiệm lãnh đạo tiểu bang Oregon. Bà Brown 2 lần đắc cử ở tiểu bang này.

Trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018, Jared Polis của Colorado trở thành người đồng tính nam đầu tiên ở Mỹ được bầu làm thống đốc; ông Keithsten Sinema, người song tính, giành được một ghế Thượng viện Hoa Kỳ tại Arizona và Sharice Davids, một người đồng tính nữ, giành chiến thắng tại cuộc đua vào Hạ viện ở Kansas.

Tất cả điều này là để nói, trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, chính trị xung quanh vấn đề hôn nhân đồng giới và bình đẳng LGBTQ đã thay đổi đáng kể. Và thông báo của thị trưởng Buttigieg là một tin vui cho thấy tiến trình trên đang chuyển đổi tích cực.

Năm 2011, ông Buttigieg được bầu làm thị trưởng khi ông mới 29 tuổi. Ông đã từng chia sẻ về những khó khăn mình gặp phải với vấn đề giới tính, và công khai về vấn đề này.

Buttigieg có thể không được đảng Dân chủ đề cử tham gia chạy đua vào Nhà Trắng, nhưng với tuyên bố tranh cử này, ông đã khiến cử tri Mỹ tin rằng sự xuất hiện của một ứng cử viên, người đề cử, hay thậm chí tổng thống đồng tính không phải là một ý tưởng quá xa vời.

Quế Lâm (Theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI