Thảm họa núi lửa ở Bali: Dân bản địa lo sợ, du khách tranh thủ 'selfie'

02/12/2017 - 09:30

PNO - Núi Agung ở Bali đe dọa phun trào khiến dân bản địa lo lắng cho cuộc sống, nhưng cảnh thiên nhiên bi tráng lại thu hút sự quan tâm của khách du lịch.

Trong hơn một tuần nay, núi Agung phun trào các cột tro núi lửa màu đen, tạo cảnh chân trời ấn tượng trên một trong những hòn đảo nghỉ mát nổi tiếng nhất thế giới.

Các đám mây tro không chỉ làm hại sức khỏe con người mà còn gây hỗn loạn du lịch, các chuyến bay bị trì hoãn hoặc hủy bỏ, du khách bị mắc kẹt.

Dù vậy, nhiều du khách coi đây là điểm thú vị của thiên đường nhiệt đới, giúp họ chụp những kiểu ảnh “để đời” trước Đền Lempuyang hay "Cổng Trời"… khi khói bụi đang phun không ngừng từ miệng núi.

Tham hoa nui lua o Bali: Dan ban dia lo so, du khach tranh thu 'selfie'
Instagram ngập tràn những bức ảnh chụp trước núi lửa phun trào ở Bali.
Tham hoa nui lua o Bali: Dan ban dia lo so, du khach tranh thu 'selfie'
Du khách tạo dáng chụp những tấm ảnh "để đời" từ khách sạn và khu nghỉ dưỡng.

Jill Powers (Úc) nói với Daily Mail Australia: “Đến Bali để chứng kiến núi lửa hoạt động là một trong những việc phải làm trong đời. Đây có lẽ là cơ hội duy nhất để tôi thực hiện điều này.”

Lần gần đây nhất, năm 1963, núi Agung phun trào khiến 1.100 người thiệt mạng, để lại những ám ảnh kinh hoàng trong ký ức những người sống sót.

Tham hoa nui lua o Bali: Dan ban dia lo so, du khach tranh thu 'selfie'
Chính quyền thiết lập một khu vực cấm, trong bán kính 8 - 10km để du khách chụp ảnh an toàn.
Tham hoa nui lua o Bali: Dan ban dia lo so, du khach tranh thu 'selfie'
Một cặp đôi đeo mặt nạ chống khói bụi từ núi lửa. Lên ảnh, cảnh vật trông thật "lãng mạn", trái ngược với sự tàn phá núi lửa đe dọa gây ra.

Hôm thứ Hai, chính quyền đã nhanh chóng di tản người dân quanh khu vực miệng núi, cảnh báo rằng đợt phun trào đầu tiên trong 54 năm có thể  "sắp xảy ra".

Trước đó, vào tháng 9, 140.000 người cũng buộc phải di tản vì lo sợ núi lửa phun trào. Cho đến thời điểm này, cảnh báo vẫn ở mức tối đa.

Một khu vực cấm 8-10 km đã được thiết lập xung quanh ngọn núi để du khách có thể chụp ảnh ở khoảng cách an toàn.

Tham hoa nui lua o Bali: Dan ban dia lo so, du khach tranh thu 'selfie'
Một tấm ảnh chụp trước "Cổng Trời".
Tham hoa nui lua o Bali: Dan ban dia lo so, du khach tranh thu 'selfie'
Một du khách nữ tập yoga trong mây mù của núi lửa.
Tham hoa nui lua o Bali: Dan ban dia lo so, du khach tranh thu 'selfie'
Hai du khách đang mang bầu tạo dáng trong bikini.

Từ khi sân bay quốc tế mở cửa trở lại, khách du lịch bắt đầu đổ xô về nhà nhưng người dân địa phương vẫn gặp nhiều nguy hiểm.

Anh Nengah Sedeng, một người dân địa phương, chỉ mới bảy tuổi khi chứng kiến vụ phun trào năm 1963.

“Tôi đã khóc và cùng gia đình di tản khỏi khu vực khi dung nham, đá và tro rơi xuống đầu. Vào giây phút đó, tôi không muốn ở lại núi Aung thêm một lần nào nữa.”

Tuy nhiên, vào đợt núi Aung đe dọa phun trào này, anh Sedeng vẫn phải sơ tán cả nhà, ngủ trong các lớp học tồi tàn ở Bangli, cách núi lửa khoảng 20km về phía Nam.

Cô con gái bốn tuổi của Komang Hendra là một nạn nhân của núi lửa Agung. Tro và khói bụi phun từ miệng núi đã khiến cô bé mắc hen suyễn, phải nhập viện hàng tuần.

Tham hoa nui lua o Bali: Dan ban dia lo so, du khach tranh thu 'selfie'
 
Tham hoa nui lua o Bali: Dan ban dia lo so, du khach tranh thu 'selfie'
 
Tham hoa nui lua o Bali: Dan ban dia lo so, du khach tranh thu 'selfie'
 

Trong vài ngày gần đây, 23 chuyến bay, chủ yếu là nội địa, đã chở khoảng 1600 hành khách khỏi khu vực. Tuy nhiên, trong tình hình này, sân bay vẫn không thể ổn định sớm và có khả năng phải đóng cửa một lần nữa.

Các cột tro bụi khổng lồ hiện cao khoảng 2000 mét, bằng một nửa chiều cao trước đó.

Ngọc Anh (theo Daily Mail)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI