Nepal sau động đất: mối nguy từ những kẻ buôn người

07/05/2015 - 18:27

PNO - PN - Khoảng 15.000 nạn nhân bị bọn buôn người lừa bán mỗi năm tại Nepal, và các tổ chức nhân đạo lo sợ rằng những phụ nữ đang sống trong khu trại tạm thời sau trận động đất sẽ trở thành mục tiêu của chúng.

edf40wrjww2tblPage:Content

Nepal sau dong dat: moi nguy tu nhung ke buon nguoi

Nepal sau dong dat: moi nguy tu nhung ke buon nguoi

Các nạn nhân trận động đất vẫn phải tá túc trong các lều tạm - Ảnh: Sky News

Hàng năm, một số lượng lớn phụ nữ trẻ và các bé gái từ nhiều vùng trên khắp Nepal bị bọn buôn người lừa bán vào nhà thổ hoặc bị buộc lao động cưỡng bức tại Ấn Độ và nhiều quốc gia châu Á khác. Cuộc sống tạm bợ hiện nay trong các khu trại sau trận động đất vừa qua khiến nguy cơ này càng trở nên rõ ràng hơn. Bà Bhuwan Ribhu của tổ chức từ thiện Bachpan Bachao Andolan cho biết: “Người của chúng tôi có mặt tại Bhaktapur, Gorkha và những khu vực xung quanh Kathmandu đã nhìn thấy những kẻ lấy danh nghĩa nhân đạo hứa tìm việc cho những cô gái trẻ và các bé gái. Chúng tôi sợ rằng họ sẽ bị chúng mang đi khai thác tình dục hoặc lao động cưỡng bức”. Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết, những năm gần đây, nhiều cô gái đã bị bọn buôn người đưa tới Vùng Vịnh và các nước Nam Á.

Đã có những báo cáo về việc lực lượng biên phòng Ấn Độ (SSB) giải cứu 4 trẻ em bị bọn buôn người đưa tới Raxaul, một thị trấn biên giới vào thứ Hai vừa qua. Chỉ huy SSB cho biết họ đang xác minh báo cáo này và tăng cường an ninh dọc khu vực biên giới.

Rishi Kant, đồng sáng lập tổ chức từ thiện hoạt động rất rộng rãi Shaktivahini, nói với Sky News: Chúng tôi đề nghị chính quyền Ấn Độ tăng cường hơn nữa việc kiểm soát tại các khu vực biên giới để phát hiện và ngăn chặn nạn buôn người”.

Nepal sau dong dat: moi nguy tu nhung ke buon nguoi

Nepal sau dong dat: moi nguy tu nhung ke buon nguoi

Phụ nữ và trẻ em Nepal trở thành mục tiêu của bọn buôn người - Ảnh: Sky News

Báo cáo của Cơ quan chống buôn người của Mỹ đánh giá Nepal thuộc “nhóm 2”, đồng nghĩa với việc chính quyền nước này chưa tuân thủ một cách đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu nhằm xóa bỏ vấn nạn này. Ấn Độ chia sẻ một đường biên giới dài và hiểm trở với Nepal, tuy nhiên lực lượng an ninh tại những khu vực này không đủ để kiểm soát những hoạt động trái phép vẫn diễn ra thường xuyên.

Nepal là một trong những đất nước nghèo nhất trên thế giới. Hàng năm cộng đồng quốc tế phải viện trợ cho Nepal khoảng 1 tỷ USD. Những bất ổn chính trị nhiều năm qua tại đất nước này cũng góp phần ngăn cản sự phát triển kinh tế. Trận động đất kinh hoàng 7,8 độ richter vừa qua đã giết chết hơn 7.500 người, tàn phá nhiều khu vực, thậm chí đến nay có những nơi lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận được. Các chuyên gia nhận định cần phải có ít nhất 10 tỷ USD để tái thiết đất nước này.

DƯƠNG BÍCH LIÊN
(Theo Sky News)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI