Mỹ: Triều Tiên phóng tên lửa, đe dọa an ninh toàn cầu

29/11/2017 - 08:23

PNO - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói, rạng sáng 29/11 giờ địa phương, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tầm cao nhất từ trước đến nay, đặt ra mối đe dọa cho toàn thế giới.

Trước đó, Lầu Năm Góc cho biết tên lửa đã bay khoảng 1.000km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản.

Vụ phóng tên lửa đạn đạo gần đây nhất của Triều Tiên là vào tháng 9 vừa qua, chỉ ít ngày sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ 6 của mình.

My: Trieu Tien phong ten lua, de doa an ninh toan cau
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Tên lửa của Triều Tiên bay cao hơn so với các thử nghiệm trước đó - Ảnh: CNN

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap đưa tin, tên lửa ICBM được phóng từ Pyongsong, thuộc tỉnh Nam Pyongan.

Các quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết, tên lửa đã bay trong khoảng 50 phút nhưng không bay qua lãnh thổ Nhật Bản như một số lần phóng tên lửa trước đó.

Khi quả tên lửa vẫn bay trên trời, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được thông tin về việc này. Ông tuyên bố: “Chúng tôi sẽ xử lý vụ này”.

Phóng viên BBC bình luận việc Triều Tiên phóng tên lửa ICBM là một vấn đề “không có giải pháp”.

Phóng viên Ngoại giao của hãng tin Anh BBC Jonathan Marcus nói rằng vụ phóng tên lửa ngày 29/11 – hai tháng sau vụ thử tên lửa lần trước - cho thấy việc tạm ngừng phóng tên lửa không phải do Bình Nhưỡng sợ tuyên bố của Tổng thống Mỹ Trump hay thậm chí áp lực của Trung Quốc.

Theo các chuyên gia về Triều Tiên, việc chậm trễ này là theo mùa, tương tự với các lần thử tên lửa khác trong quá khứ.

My: Trieu Tien phong ten lua, de doa an ninh toan cau
Người dân Triều Tiên theo dõi phóng tên lửa ICBM ngày 29/7 trên một quảng trường ở thủ đô Bình Nhưỡng - Ảnh: AFP/Kim Won-Jin

Mặc dù Tổng thống Trump tuyên bố “sẽ xử lý”, nhưng xử lý như thế nào?

Hoa Kỳ đã kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ, còn Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson lên tiếng về việc gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, Triều Tiên là một trong những quốc gia bị cô lập và bị trừng phạt nặng nề nhất trên thế giới, còn rất ít đòn bẩy mới có thể tác động lên nước này.

Triều Tiên dường như là một vấn đề không có giải pháp, và chương trình hạt nhân và tên lửa của họ giờ đây lại trở thành mục tiêu an ninh của chính quyền Trump.

Các nước trong khu vực và quốc tế phản ứng dữ dội vụ phóng tên lửa ngày 29/11 của Bình Nhưỡng.

My: Trieu Tien phong ten lua, de doa an ninh toan cau
Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên năm 2017 - Ảnh: CNN / KCNA

Chính phủ Nhật Bản nói rằng họ sẽ "không bao giờ chấp nhận hành vi khiêu khích liên tục của Triều Tiên" và Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục áp dụng lệnh trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng.

EU gọi vụ phóng tên lửa ngày 29/11 là "sự vi phạm không thể chấp nhận hơn nữa" về cam kết quốc tế của Triều Tiên.

Đại sứ Anh tại LHQ gọi đó là "một hành động liều lĩnh".

Trong khi đó, Bình Nhưỡng được cho là đang tập trung nỗ lực vào việc chế tạo các tên lửa đạn đạo có tầm bắn đến lục địa Mỹ.

Triều Tiên đã tiến hành nhiều vụ thử tên lửa trong năm nay. Một số lần tên lửa phát nổ ngay sau khi được phóng, nhưng những lần khác tên lửa đã bay hàng hàng trăm km trước khi rơi xuống biển.

5 lần thử tên lửa đáng chú ý năm 2017:

Ngày 12/2 – Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm trung, bay 500km;

Ngày 4/4 – Một tên lửa đạn đạo tầm trung bay được 60km;

Ngày 4/7 – Một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, bay được 2.802km;

Ngày 29/8 – Một tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân bay được 550km;

Ngày 15/9 – Một tên lửa đạn đạo bay được 3.700km.

Hòa Ninh (Theo BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI