Kinh hoàng lượng chất dẻo ô nhiễm trong đại dương

17/04/2019 - 17:00

PNO - Theo một nghiên cứu mới công bố, lượng bao bì plastic đổ xuống đại dương ngày càng tăng và muôn vàn vỏ chai nước ngọt, túi nylon nhỏ bé có thể gây nên tình trạng báo động ô nhiễm chất dẻo trong đại dương bao la.

Con người đã nhận được hồi chuông báo động từ thiên nhiên khi nghe tin những con cá voi chết dạt vào bờ mang theo trong bao tử hàng chục kg chất dẻo, và cảm giác chung là buồn rầu và ân hận vì đã không mang theo túi tái sử dụng đến cửa hàng tạp hóa.

Kinh hoang luong chat deo o nhiem trong dai duong
Mỗi năm, 8 triệu tấn rác được đổ thẳng vào đại dương - Ảnh: CNN

Các nhà khoa học gọi rác thải nhựa là "một trong những thách thức môi trường chính của thế hệ" bởi vì đây là một thứ ô nhiễm dai dẳng, làm tổn hại đến động vật hoang dã, đến chính đại dương và có thể làm tổn hại đến con người.

Nghiên cứu mới công bố hôm 16/4 trên tạp chí Nature Communications cho thấy nhiều câu chuyện và nghiên cứu tập trung vào microplastic (chất dẻo vi mô), những mảnh nhỏ các vật dụng bằng nhựa như chai lọ, bàn chải đánh răng và túi mua sắm bị dòng hải lưu xé nát, và tiếp xúc với tia cực tím. Nghiên cứu cũng cho thấy các hiện tượng ô nhiễm chất dẻo vĩ mô cũng gia tăng đáng kể. Đó là các túi nylon, lưới đánh cá và các vật thể khác.

Nghiên cứu cho biết, sự gia tăng mạnh về ô nhiễm plastic xảy ra từ năm 1957, nhưng mạnh nhất là vào thập niên 1990.

Ban đầu các nhà khoa học chưa nghiên cứu ô nhiễm plastic mà họ tập trung vào sinh vật phù du dưới đại dương. Họ phát hiện các thiết bị dưới nước bị vướng vào rác thải nhựa. Từ sự cố này, các nhà nghiên cứu quyết định điều tra chính xác mức độ ô nhiễm nhựa có thể ảnh hưởng đến các thiết bị của họ. Họ phát hiện rác thải nhựa vướng vào các thiết bị đo sinh vật phù du “tăng khoảng 10 lần kể từ năm 2000”.

Kinh hoang luong chat deo o nhiem trong dai duong
Walmart sẽ bán các túi tái sử dụng với giá 98 cent tại các quầy thanh toán tiền để cắt giảm chất thải nhựa

Túi nhựa đầu tiên vướng vào thiết bị của họ ở ngoài khơi Tây Bắc Ireland, và lưới đánh cá đầu tiên mắc vào thiết bị của họ ở ngoài khơi bờ biển phía đông Iceland.

Một nghiên cứu trước đó phát hiện ra từ 4,8 - 12,7 triệu tấn nhựa được những người sống cách bờ biển trong vòng 50km ném thẳng vào đại dương trong năm 2010.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới công bố hôm 15/4 trên tạp chí Nature Climate Change, sản xuất plastic toàn cầu đã tăng gấp 4 lần trong bốn thập kỷ qua. Các nhà khoa học lưu ý nếu sự tăng trưởng sản xuất nhực tiếp duy trì, ngành này sẽ chiếm 15% lượng khí thải nhà kính vào năm 2050, trong khi đó toàn bộ khí thải của các phương tiện giao thông của thế giới nay cũng chỉ chiếm đến 15%.

Jacqueline Savitz, chuyên gia môi trường đối với khu vực Bắc Mỹ và Châu Đại dương, nói rằng: "Điều này gây nên thiệt hại lâu dài và là một vấn đề cần giải quyết, nhưng cách duy nhất để khắc phục là ngừng xả rác plastic vào đại dương".

Kinh hoang luong chat deo o nhiem trong dai duong
Một con cá voi chết khi trong dạ dày chứa 40,8 kg túi nylon và các chất thải nhựa là một thông điệp về môi trường gửi cho nhân loại

Savitz cho biết cô rất phấn khởi khi thấy mọi người cố gắng giảm lượng khí thải carbon bằng cách chuyển sang dùng các sản phẩm thay thế như xe điện, nhưng điều đó cũng có nghĩa là các công ty dầu khí phải tìm kiếm thị trường thay thế cho sản phẩm của họ. Cô đã theo dõi sự tăng trưởng của các nhà máy sản xuất plastic ở Pennsylvania và Texas với mối lo ngày càng tăng.

"Plastic là một sản phẩm giá rẻ khi được sản xuất, nhưng nó có ‘giá cao’ đối với môi trường”, Savitz nói. Cô chia sẻ rằng thật khó chịu khi ra biển chúng ta thấy đâu đâu cũng là plastic – trôi nổi trên sóng và bị vùi trong cát. Chất dẻo được tìm thấy trong dạ dày hầu hết các loài chim và rùa biển và cá voi chết đói, và vấn đề này “ngày càng tồi tệ hơn”.

Kinh hoang luong chat deo o nhiem trong dai duong
Hawaii có thể trở thành tiểu bang đầu tiên cấm hầu hết đồ nhựa tại các nhà hàng

Savitz đồng ý rằng "hành động cá nhân có thể có ích, nhưng chúng tôi không muốn cá nhân cảm thấy họ đang có vấn đề. Điều chúng tôi thực sự muốn là các công ty cho chúng tôi sự lựa chọn nhiều sản phẩm không có plastic hay các sản phẩm plastic có thể tái sử dụng. Chúng ta cần thay đổi cấu trúc hoạt động thương mại để bảo vệ sức khỏe biển cả cũng như sức khỏe của chính chúng ta”.

Thanh Hải (Theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI