Khủng hoảng ngoại giao với Qatar, liệu có nguy cơ chiến tranh vùng Vịnh?

12/06/2017 - 13:00

PNO - Trung Đông trải qua một tuần sóng gió, với nguy cơ về một cuộc chiến trong khu vực, sau khi một loạt quốc gia vùng vịnh tuyên bố cắt đứt quan hệ với Qatar.

Cuộc khủng hoảng ngoại giao

Đúng một tuần trước, ngày 5/6 Ai Cập và 3 nước vùng vịnh - Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) và Bahrain – đã cắt quan hệ ngoại giao với Qatar sau khi cáo buộc Doha hậu thuẫn cho khủng bố.

Khung hoang ngoai giao voi Qatar, lieu co nguy co chien tranh vung Vinh?
Cuộc khủng hoảng Qatar đe dọa làm li tán các gia đình - Ảnh: CNN

Các nước vùng Vịnh cho rằng "Qatar dung dưỡng các nhóm khủng bố và các nhóm giáo phái nhằm gây mất ổn định trong khu vực, bao gồm cả các tổ chức Anh em Hồi giáo, Nhà nước Hồi giáo (IS) và al-Qaeda”.

“Qatar cũng liên tục quảng bá các thông điệp và kế hoạch của các nhóm trên thông qua phương tiện truyền thông của mình là kênh truyền hình tin tức Al Jazeera”.

Bên cạnh đó, Qatar bị buộc tội ủng hộ các chiến binh được Iran hậu thuẫn tại các khu vực bất ổn và tập trung đông người Hồi giáo Shi'ite ở Ả-rập Xê-út và Bahrain.

Khung hoang ngoai giao voi Qatar, lieu co nguy co chien tranh vung Vinh?
 

Qatar phủ nhận tất cả các cáo buộc trên, đồng thời giữ vững lập trường của mình trong các mối quan hệ quốc tế và trấn an người dân trong nước.

Thái độ của Qatar khá ôn hòa và mang tính hòa giải. Doha tuyên bố “sẵn sàng lắng nghe mối quan tâm của vùng Vịnh”, đồng thời áp dụng chính sách cho phép 11.000 công dân các quốc gia mới cắt quan hệ ngoại giao với Qatar được phép ở lại nước này.

Quan điểm duy trì ổn định của chính phủ Qatar được người dân trong nước ủng hộ mạnh mẽ, nó thực tế đã tháo ngòi nổ một cuộc chiến tranh mới ở vùng Vịnh.

Sự cố ngoại giao xảy ra đã làm gián đoạn du lịch, khiến các gia đình bị li tán, ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ ngân hàng và doanh nghiệp hai bên, đồng thời làm chia rẽ sâu rắc trong nội bộ các đồng minh khu vực liên quan đến các vấn đề Libya và Yemen.

Khung hoang ngoai giao voi Qatar, lieu co nguy co chien tranh vung Vinh?
Một máy bay vận tải B747 của IranAir tham gia chuyên chở thực phẩm tươi cho Qatar - Ảnh: Twitter

Iran đóng vai trò gì trong cuộc khủng hoảng?

Tuy nhiên, những động thái gần đây của Iran mới thực sự làm nóng lên cuộc khủng hoảng Qatar.

Hãng tin Tasnim của Iran cho biết, nước này đã gửi một hạm đội tàu chiến đến vịnh Oman, sau đó đi tiếp đến vùng biển quốc tế phía bắc Ấn Độ Dương và Vịnh Aden bao quanh các nước vùng Vinh.

Động thái này được giải thích là một phần trong cam kết chống cướp biển quốc tế của Tehran, không liên quan đến sự bất đồng giữa Qatar với các nước Ả-rập.

Tiếp theo, Iran lập “cầu hàng không”, bao gồm 5 máy bay chở thực phẩm và rau quả đến cho Qatar khi nước này bắt đầu bị các nước vùng Vịnh phong tỏa.

Iran có kế hoạch cung cấp cho Qatar, một nước nhập khẩu rau quả, mỗi ngày 100 tấn rau và trái cây tươi.

Phát ngôn viên Hãng hàng không Iran Shahrokh Noushabadi cho biết, họ sẽ tiếp tục giao thực phẩm cho Qatar “chừng nào nước này còn có nhu cầu”.

Khung hoang ngoai giao voi Qatar, lieu co nguy co chien tranh vung Vinh?
 

Tháo gỡ ngòi nổ

Kuwait, nước đang đóng vai trò trung gian trong cuộc khủng hoảng Qatar cho biết, Doha sẵn sàng lắng nghe những mối quan tâm của các quốc gia Ả-rập vùng Vịnh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và kinh tế với mình.

Hãng thông tấn KUNA dẫn lời Ngoại trưởng Kuwait khẳng định: “những người anh em Qatar sẵn sàng để hiểu những băn khoăn và nghi ngại của những anh em của mình, và quan tâm đến những nỗ lực cao quý nhằm tăng cường an ninh và ổn định".

Kuwait giữ quan hệ với Qatar, và thường đóng vai trò trung gian hòa giải trong các tranh chấp khu vực.

Ngoại trưởng Kuwait nói ông muốn giải quyết tranh chấp "trong ngôi nhà thống nhất ở vùng Vịnh".

Khung hoang ngoai giao voi Qatar, lieu co nguy co chien tranh vung Vinh?
Người dân Qatar ủng hộ chính phủ khi vẽ hình Quốc vương Emir Sheikh Tamim Bin Hamad Al-Thani trên xe buýt trong một cuộc biểu tình ủng hộ chính quyền tại Doha ngày 11/6 - Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao UAE Anwar Gargash lưu ý đến tuyên bố của Kuwait và mong rằng "đây là khởi đầu của sự khôn ngoan và tư duy hợp lý”.

Trong khi đó, Morocco, một đồng minh thân thiết của các quốc gia vùng Vịnh, hôm 11/6, cho biết nước này vẫn giữ quan hệ trung lập và đề nghị tạo ra một kênh đối thoại cho hai bên.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ban đầu đề nghị Qatar và các nước đối địch – tất cả đều là đồng minh của Mỹ - gặp nhau tại Nhà Trắng, nhưng hôm 9/6 ông “quay ngoắt 180 độ”, khi nói Qatar là nhà tài trợ cấp cao của khủng bố và ủng hộ các nước vùng Vịnh gây áp lực với Doha.

Cũng trong ngày 9/6, Ả-rập Xê-út, Bahrain, UAE và Ai Cập siết chặt hơn Qatar bằng cách đưa vào sổ đen hàng chục nhân vật và các tổ chức từ thiện của Qatar có liên hệ với khủng bố.

Khung hoang ngoai giao voi Qatar, lieu co nguy co chien tranh vung Vinh?
 

Qatar, một quốc gia vùng Vịnh có dân số 2,5 triệu người, nhiều năm qua đóng vai trò ngày càng lớn trong các vấn đề quốc tế khi biến sự giàu có về trữ lượng khí đốt khổng lồ thành ảnh hưởng khắp khu vực, khiến nhiều quốc gia khó chịu về lập trường “khác biệt” của mình và công khai hộ Hồi giáo cực đoan.

Tuy nhiên, Qatar phải nhập khẩu 80% thực phẩm từ các nước láng giềng lớn hơn trong khu vực.

Hiện tại, Qatar đang đàm phán với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực và nước.

Thiện Đạo - Bảo Tùng (Theo CNN, AFP, Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI