Khi một dòng tin nhắn của Tổng thống Mỹ làm chao đảo an ninh toàn cầu

13/04/2018 - 11:35

PNO - Một dòng tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump thực tế có thể gây nguy hiểm đến an ninh toàn cầu. Ngay cả Lầu Năm Góc không thể bắt kịp 'mệnh lệnh trên Twitter' của Tổng thống.

Không giống như bất kỳ người tiền nhiệm nào trong lịch sử Mỹ hiện đại, Tổng thống Trump có thể gây ra rủi ro rất lớn, xuất phát từ những ý kiến bị biên tập hoặc dịch sai so với nguyên gốc.

Khi mot dong tin nhan cua Tong thong My lam chao dao an ninh toan cau
Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Dòng tweet trên trang Twitter sáng 11/4 của ông Trump "gây bão" khi ông cảnh báo nước Nga “hãy sẵn sàng” đón nhận tên lửa Mỹ bay đến Syria. Đây là một ví dụ minh họa rõ ràng đến mức đáng sợ cho thấy: một tính toán sai lầm có thể làm bùng nổ một cuộc chiến.

Nhiều khả năng, dòng tweet của ông Trump chỉ là phản ứng nhất thời trước ý kiến bị chỉnh sửa hoặc dịch sai của nhà ngoại gia Nga ở Lebanon Alexander Zasypkin. Ông  Alexander Zasypkin tuyên bố: “Nga sẽ bắn hạ bất cứ tên lửa nào của Mỹ và tấn công các tàu chiến, tàu ngầm hoặc máy bay đã bắn những quả tên lửa vào Syria”.

Tuyên bố trên dường như khẳng định những gì Moscow đưa ra hồi tháng 3, khi Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov nói rằng Nga sẽ sử dụng hệ thống phòng không và các loại vũ khí khác, để đáp trả mối đe dọa nhằm vào quân nhân Nga trong khu vực.

Dòng tweet lúc 7 giờ sáng của Tổng thống Mỹ có nội dung: “Nga hãy sẵn sàng, vì nó (tên lửa) sẽ bay đến, đây là loại tên lửa tuyệt vời, mới và 'thông minh!'"

Cuối cùng, không có quả tên lửa nào phóng ra, và Tổng thống Trump sau đó một giờ đăng một dòng tin Twitter nhẹ nhàng hơn. Nhưng ngay lúc đó, cả guồng máy quân sự của Mỹ đã được trong tư thế chiến đấu, và các đồng minh cũng như kẻ thù của Mỹ đều “căng như dây đàn”.

Đáng chú ý, bất kể Tổng tư lệnh quân đội Mỹ có những lời lẽ như thể chiến tranh đang cận kề, hải quân Mỹ và các lực lượng khác bố trí gần Syria chỉ có các hành động hạn chế vì chưa sẵn sàng về mặt chiến thuật.

Khi mot dong tin nhan cua Tong thong My lam chao dao an ninh toan cau
Hải quân Mỹ chưa bố trí trong khu vực tàu sân bay nào từ sau khi tàu sân bay Theodore Roosevelt đi di chuyển ở khu vực Đông Nam Á - Ảnh: AFP/Getty Images

Hiện tại, Mỹ không có tàu sân bay nào ở Trung Đông. Điều này rất hệ trọng, vì Lầu Năm góc sẽ chọn phương án phóng tên lửa hành trình từ các tàu chiến để đối phó với hệ thống tên lửa phòng không của Nga mới lắp đặt gần đây, bảo vệ không phận của Syria.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, chỉ huy nhóm tác chiến số 9 của hải quân Mỹ, đến Philippines hôm 11/4. Tàu sân bay USS Harry S Truman đến thế chỗ ở Trung Đông sẽ đến Địa Trung Hải vào đầu tháng 5.

Thực tế này sẽ buộc tàu khu trục USS Donald Cook, trang bị tên lửa dẫn đường, đang ở Địa Trung Hải chịu trách nhiệm không kích Syria. Tàu Donald Cook thuộc lớp tàu chiến tương đương với loại đã được hải quân Mỹ dùng phóng tên lửa vào Syria tháng 4/2017, trả đũa vụ tấn công hóa học của quân đội Assad vào thành phố Idlib.

Trong khi đó, Nga có nhiều tàu chiến và tàu buôn bỏ neo tại căn cứ hải quân ở cảng Tartus của Syria, trong đó có hai tàu ngầm lớp Kilo. Nga có thêm tàu khu trục Kalibr mang tên lửa hành trình, một tàu ngầm, một tàu tuần tra và một tàu kéo cứu hộ. Nga còn bố trí tại căn cứ Tartus một hệ thống tên lửa S-400 tiên tiến.

Đồng thời, Hạm đội biển Đen của Nga cũng ở gần bờ biển Syria hơn bất kỳ hạm đội nào của Mỹ.

Khi mot dong tin nhan cua Tong thong My lam chao dao an ninh toan cau
Hải quân Nga áp sát Syria - Ảnh: Press TV

Vào thời điểm ông Trump đăng dòng tweet, trong khu vực còn hiện diện lực lượng của Anh, Pháp và các nước khác. Anh có 10 máy bay các loại tại căn cứ không quân hoàng gia ở Akrotiri. Tàu ngầm Anh mang tên lửa Tomahawk cũng được điều đến Địa Trung Hải. Pháp có các máy bay chiến đấu Rafale sẵn sàng chiến đấu tại các sân bay trên đất Pháp.

Dòng tweet của Tổng thống Trump khiến quân đội các nước liên quan nhanh chóng vào tư thế sẵn sàng chiến đấu, nhưng lại không dễ dàng “xuống thang” và tìm ra cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng sau đó.

Maxim Suchkov, một nhà phân tích chính trị Nga nhận định, các động cơ của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Syria rất phức tạp là bởi những mục tiêu mang tính tổng thể trong toan tính của ông, nhằm tái xác lập mục tiêu của Moscow trên thế giới. Điều này khiến ông Putin sẵn sàng đối mặt với các rủi ro lần nữa. Với Nga, hoặc ít nhất là với Putin, đây là một trận chiến "một mất một còn" để Nga tái trỗi dậy. 

Còn với Mỹ, "khi không có các mục tiêu và chiến lược rõ ràng đối với Syria, việc không kích các căn cứ không quân và cơ sở quân sự là vô nghĩa, và chỉ gây leo thang căng thẳng, dẫn tới xung đột trực tiếp với Nga" - Bruce Blair, cựu sĩ quan phóng tên lửa hạt nhân, nay là học giả tại Đại học Princeton nhận định.

Chính vì vậy mà cái giá phải trả cho sự tính toán sai lầm là quá lớn, nhất là khi kho vũ khí của hai cường quốc hạt nhân gồm hàng ngàn tên lửa hạt nhân đang trong tình trạng sẵn sàng khai hỏa.

Hoàng Diệu (Theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI