Giá dầu tăng sau vụ tấn công vào nhà máy của Ả Rập Saudi, Mỹ bắt đầu dùng nguồn dự trữ

16/09/2019 - 12:00

PNO - Chủ nhật 15/9, Tổng thống Donald Trump đồng ý sử dụng dầu từ kho dự trữ khẩn cấp của đất nước sau cuộc tấn công hôm thứ Bảy nhắm vào các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi, làm gián đoạn nguồn cung dầu thô toàn cầu.

Trong bài đăng trên Twitter, Tổng thống Trump cho biết ông đặt mua dầu từ Cục Dự trữ Dầu khí Chiến lược (SPR), và sẽ sử dụng "nếu cần để giữ ổn định cho thị trường cung cấp".

Tin tức được đưa ra khi giá dầu tăng vọt vào tối Chủ nhật. Hợp đồng tương lai dầu thô của Mỹ tăng tới 15% trước khi dao động quanh mức 11%. Xăng cũng tăng 11%. Dầu thô Brent, chuẩn mực được sử dụng tại các thị trường dầu mỏ châu Âu, mở cửa ở mức cao hơn 18% và giao dịch với mức tăng khoảng 12% vào cuối ngày.

Vào Chủ nhật, Brent giao dịch ở mức 68USD một thùng và dầu thô Mỹ giao dịch ở mức 61 USD/thùng.

Gia dau tang sau vu tan cong vao nha may cua A Rap Saudi, My bat dau dung nguon du tru
Vụ tấn công bằng máy bay không người lái hôm thứ Bảy làm gián đoạn hơn 50% nguồn cung dầu thô của Ả Rập Saudi.

Ả Rập Saudi, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã cắt giảm sản xuất dầu thô và các sản phẩm năng lượng khác như một phần trong nỗ lực đẩy giá của OPEC. Vương quốc này sản xuất khoảng 10% tổng nguồn cung toàn cầu, tương ứng 100 triệu thùng mỗi ngày.

Các nhà phân tích dự báo biến động nhỏ trên thị trường dầu trong ngắn hạn, đặc biệt là nếu thiệt hại cho Aramco, công ty dầu khí nhà nước Ả Rập Saudi, vượt ngoài ước tính ban đầu.

Chuyên gia  Ayham Kamal từ Eurasia Group cho biết: "Giá có thể tăng 2-5 USD mỗi thùng nếu thiệt hại có thể được giải quyết nhanh chóng, và tăng đến 10 USD nếu thiệt hại cho các cơ sở của Aramco trở nên đáng kể”.

Hai nhà phân tích khác nói với CNN Business rằng giá có thể tăng 15 USD/thùng vì lượng dầu sản xuất của Ả Rập Saudi bị ảnh hưởng nhiều bởi các cuộc tấn công.

SPR có khả năng chứa 645 triệu thùng, nguồn cung dầu dự phòng lớn nhất thế giới. Quỹ được thành lập bởi Quốc hội sau những cú sốc dầu từ lệnh cấm vận dầu mỏ của OPEC vào những năm 1970.

Trong lịch sử, SPR chỉ được rút ra ba lần, gần đây nhất là vào tháng 6/2011 khi tình trạng bất ổn dân sự ở Libya làm xáo trộn xuất khẩu dầu toàn cầu. Chính phủ Mỹ lo lắng rằng sự gián đoạn nguồn cung sẽ đe dọa nền kinh tế toàn cầu vốn đang hồi phục sau cuộc Đại suy thoái nên đã bán ra 30 triệu thùng.

SPR cũng được triển khai vào năm 2005 sau khi cơn bão Katrina tàn phá cơ sở hạ tầng dầu mỏ của quốc gia dọc theo Vịnh Mexico. Lần sử dụng đầu tiên của SPR là vào năm 1991 khi Mỹ tấn công Iraq trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc.

Khu trữ dầu là một phức hợp gồm bốn địa điểm dọc theo bờ vịnh của bang Texas và Louisiana, kèm theo hang động lưu trữ dưới lòng đất sâu. Bất kỳ loại dầu nào được chuyển ra từ SPR đều không tham gia trực tiếp vào nguồn cung toàn cầu mà được đưa vào thị trường hợp đồng mua bán, quá trình có thể mất khoảng hai tuần.

Tấn Vĩ (Theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI