Đảng Dân chủ nắm Hạ viện, nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump bị ảnh hưởng ra sao?

08/11/2018 - 09:12

PNO - Tổng thống Mỹ đề cập đến những kế hoạch vĩ đại như xây tường ở biên giới với Mexico hay ngăn chặn nhập cư, nhưng liệu ông Trump có thể thực hiện các lời hứa này khi mà đảng Dân chủ đã nắm Hạ viện?

Trong cuộc bầu cử lịch sử giữa nhiệm kỳ 2018 của Hoa Kỳ, kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục giữ Thượng viện còn tại Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát.

Đảng Dân chủ nắm Hạ viện cũng có nghĩa là Tổng thống Donald Trump sẽ gặp khó khăn trong nửa nhiệm kỳ tới, đặc biệt là với những chính sách gây tranh cãi như bức tường biên giới Mỹ - Mexico, các chính sách chăm sóc sức khỏe, nhập cư và đối ngoại.

Bức tường biên giới Mỹ - Mexico

Dang Dan chu nam Ha vien, nhiem ky tong thong cua ong Trump bi anh huong ra sao?
Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo xây dựng một bức tường dọc theo biên giới Mỹ - Mexico, nhưng kế hoạch khó có thể thực thi trong điều kiện hiện nay.

Trong vòng vài tuần sau thắng cử, ông Donald Trump đã ban hành lệnh xây dựng một bức tường dọc theo biên giới Mỹ - Mexico. Ngay từ đầu, kế hoạch này đã gặp trở ngại.

Ông Trump dự định buộc Mexico trả tiền xây bức tường nhưng nhanh chóng bị bác bỏ. Nhiều nhà bình luận bày tỏ sự hoài nghi về tính thực tiễn của kế hoạch này, vì muốn xây tường cần phải mua hàng ngàn héc-ta đất nhà nước và tư nhân.

Một báo cáo nội bộ ước tính, xây bức tường này tốn ít nhất 21 tỷ USD và số tiền đó phải được Quốc hội phê chuẩn. Khi đa số Hạ viện là người của đảng Dân chủ, Tổng thống Trump có lẽ không có cơ hội biến kế hoạch thành sự thật.

Chương trình chăm sóc sức khỏe

Dang Dan chu nam Ha vien, nhiem ky tong thong cua ong Trump bi anh huong ra sao?
Một trong những tuyên bố chính sách quan trọng của ông Donald Trump khi đang vận động tranh cử là bãi bỏ "Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc với Giá cả phải chăng" - còn gọi là Obamacare.

Một trong những tuyên bố chính sách quan trọng của ông Donald Trump khi đang vận động tranh cử là bãi bỏ Obamacare. Đây là chương trình bảo hiểm y tế của đảng Dân chủ cho hàng triệu người Mỹ mà không được hỗ trợ tài chính, nhưng lại là đề tài cho đảng Cộng hòa chỉ trích.

Ông Trump muốn thay thế Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc với Giá cả phải chăng bằng Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hoa Kỳ, sẽ "có bảo hiểm cho tất cả mọi người".

Nhưng theo Quỹ Robert Wood Johnson, Obamacare đang thành công khi cùng lúc thu hút người dùng bảo hiểm mới và tạo ra môi trường ngày càng cạnh tranh cho các công ty bảo hiểm.

Tại Thượng viện, ông Trump nỗ lực bãi bỏ Obamacare nhưng không thành, ông chuyển sang phê phán các yếu tố cấu thành của Obamacare.

Nhiều đảng viên Dân chủ cũng muốn cải cách, nhưng họ muốn thay đổi và chăm sóc người có thu nhập thấp nhiều hơn. Hiện nay, khi đảng Dân chủ nắm quyền tại Hạ viện, dù có mong muốn thay đổi bất cứ điều gì, ông Trump cũng khó mà thực hiện.

Chính sách nhập cư

Dang Dan chu nam Ha vien, nhiem ky tong thong cua ong Trump bi anh huong ra sao?
Tổng thống Trump đang nỗ lực ngăn lượng người nhập cư vào Mỹ.

Tổng thống Trump vạch ra bốn mục tiêu về cải cách nhập cư gồm cung cấp cơ hội quyền công dân cho đối tượng được chứng nhận cư trú theo Đạo luật DREAM, tăng chi tiêu an ninh biên giới, chấm dứt hệ thống visa khuyến khích đa dạng hóa và hạn chế nhập cư "dây chuyền".

Ông Trump đổ lỗi cho chương trình visa đa dạng hóa vì nó cho phép người nhập cư đến Mỹ và phạm tội, nhưng loại bỏ hệ thống này liên quan đến việc bãi bỏ Đạo luật Nhập cư năm 1990 - điều mà người ủng hộ Dân chủ có thể không cùng chí hướng.

Trong những năm qua, hệ thống nhập cư dựa vào gia đình mang lại lợi ích cho nhiều người nhập cư vào Mỹ, trong đó có cả cha mẹ Đệ nhất phu nhân Melania Trump. Nỗ lực cắt giảm lượng người nhập cư và giới thiệu cơ hội công dân cho DREAMers đều không phải là ưu tiên hàng đầu của đảng Dân chủ.

Bên cạnh đó, kế hoạch của ông Trump nhằm dừng cấp quyền công dân cho trẻ em chào đời tại Mỹ vốn là con em những người nhập cư bất hợp pháp  cũng không thể đạt được nếu không có sự hỗ trợ của Quốc hội.

Chính sách đối ngoại

Dang Dan chu nam Ha vien, nhiem ky tong thong cua ong Trump bi anh huong ra sao?
 

Mặc dù Quốc hội Mỹ vốn ảnh hưởng không nhiều đến chính sách đối ngoại của tổng thống, nhưng trong một số trường hợp, Quốc hội có thể tác động bằng cách không thông qua ngân sách cho các kế hoạch của tổng thống.

Theo các nhà phân tích, khi quyền lực của tổng thống suy yếu vì không tìm được sự nhất trí từ Hạ viện, tổng thống sẽ theo đuổi chương trình nghị sự mới ở nước ngoài -  như cách mà Tổng thống Barack Obama làm sau khi đảng Dân chủ mất đa số ghế tại Hạ viện năm 2010.

Nhiều ý tưởng to lớn của ông Trump như thoát ly Tổ chức Thương mại Thế giới, cắt viện trợ cho người Palestine sẽ gặp nhiều khó khăn vì đều cần Quốc hội thông qua.

Nhưng vấn đề thậm chí có thể đi xa hơn. Trở nên yếu thế, ông Trump có khả năng chịu áp lực lớn vì những tuyên bố trước đây như áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc, đặc biệt là khi các nước bị ảnh hưởng cảm nhận được điểm yếu mới của Tổng thống.

Ngọc Anh (theo Sky News)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI