Cái giá của Singapore để trở thành nơi sạch bậc nhất thế giới

31/10/2018 - 09:25

PNO - Trở thành đô thị xanh sạch bậc nhất thế giới, đảo quốc sư tử đối mặt với nhiều thứ được và mất.

Singapore từ lâu đã nổi tiếng là quốc gia vệ sinh và sạch sẽ. Tháng này đánh dấu một cột mốc quan trọng: 50 năm kể từ khi Thủ tướng Lý Quang Diệu khởi động chiến dịch Keep Singapore Clean (Giữ Singapore sạch sẽ).

Cai gia cua Singapore de tro thanh noi sach bac nhat the gioi
Thủ tướng Lý Quang Diệu phát động chiến dịch Keep Singapore Clean (Giữ sạch Singapore)

Nhiều chiến dịch giữ vệ sinh chung đã được tổ chức tốt vào thời điểm đó, nhưng chiến dịch này thì khác. Đây là lần đầu tiên chính phủ dùng tiền phạt làm công cụ kiểm soát xã hội. Bằng bất cứ giá nào, Singapore phải sạch sẽ, vì nhiều lý do khác nhau.

Trước tiên, là nước nhiệt đới nóng ẩm, giữ vệ sinh tốt là nhiệm vụ cấp thiết để chống muỗi, dịch sốt xuất huyết cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Khi giới thiệu chính sách Sạch và Xanh, Thủ tướng Lý Quang Diệu hướng tới những mục tiêu cao cả. Chính sách là nỗ lực thúc đẩy phát triển, bao gồm thay đổi luật y tế công cộng, quy hoạch hàng rong thành trung tâm mua bán, nâng cấp hệ thống thoát nước phù hợp và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.

Năm 1968, ông Lý Quang Diệu chia sẻ: “Chúng tôi đã xây dựng và tiến bộ, nhưng không thành công nào độc đáo và hiệu quả bằng đạt vị trí thành phố xanh và sạch nhất Nam Á.”

Cai gia cua Singapore de tro thanh noi sach bac nhat the gioi
Thành phố sạch không chỉ đẹp mà còn xây dựng nền kinh tế vững chắc hơn.

Chiến dịch được đầu tư thực hiện qua quảng bá rộng rãi, hoạt động giáo dục công cộng, bài giảng của cán bộ y tế và quy định kiểm tra tại chỗ. Các cuộc thi được tổ chức để đánh giá mức độ sạch sẽ của trường học, tòa nhà, cửa hàng, phương tiện giao thông,…

Trong suốt những năm 1970 và 1980, loạt chiến dịch tương tự như sáng kiến trồng cây hay Use Your Hands (Dùng đôi tay của bạn) tạo thói quen giữ vệ sinh chung cho người dân Singapore.

Theo ông Lý Quang Diệu, thành phố sạch không chỉ đẹp mà còn xây dựng nền kinh tế vững chắc hơn: "Những tiêu chuẩn này sẽ giữ tinh thần hứng khởi, tỷ lệ bệnh tật thấp, từ đó tạo ra các điều kiện xã hội cần thiết cho tăng trưởng kinh tế trong công nghiệp và du lịch, đóng góp cho lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân.”

Cai gia cua Singapore de tro thanh noi sach bac nhat the gioi
Kinh tế Singapore tăng trưởng mạnh phần vì là quốc gia sạch sẽ bậc nhất thế giới.

Thực tế chứng minh Singapore đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ này. Tuổi thọ trung bình tăng từ 66 lên 83 tuổi, cao thứ ba toàn cầu. Năm 1967, lượng khách du lịch chỉ hơn 200.000 người, rất khiêm tốn so với mức 10 triệu trong ba quý đầu tiên của năm 2018.

Đầu tư nước ngoài trực tiếp bùng nổ từ 93 triệu USD năm 1970 lên 39 tỷ USD năm 2010. Singapore là quốc gia đứng thứ năm trên thế giới về nhận đầu tư nước ngoài trực tiếp: 66 tỷ USD vào năm 2017.

Những chiến dịch bảo vệ môi trường rõ ràng đã thúc đẩy sự lớn mạnh kỳ diệu của Singapore. Tuy nhiên, theo quy định, chúng không phải là hạng mục chi chính của các phòng ban hay ngân sách chính phủ. Ví dụ, từ năm 2010 đến năm 2014, Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore chi 3 triệu USD/năm cho các chiến dịch chống xả rác và hoạt động tiếp cận cộng đồng.

Cai gia cua Singapore de tro thanh noi sach bac nhat the gioi
Số lượng vụ việc xả rác đã được xử phạt

Trong nhiều cửa hàng lưu niệm tại đây, du khách mua áo phông có chữ “Singapore: A fine city” - có nghĩa là “Singapore, thành phố tiền phạt”, chuyên xử lý hành vi không mong muốn bằng hình phạt tài chính.

Thông thường, chính quyền ban hành hàng chục ngàn loại tiền phạt mỗi năm về xả rác. Mức phạt tối thiểu là 300 đô la Singapore (gần 5,1 triệu đồng).

Nhiều luật lệ có vẻ khó hiểu với người nước ngoài như cấm nhập khẩu kẹo cao su, cấm thuốc lá điện tử, cấm mang sầu riêng lên tàu; xử phạt vì không xả nước nhà vệ sinh công cộng hay dùng trộm wifi.

Cai gia cua Singapore de tro thanh noi sach bac nhat the gioi
Rất nhiều người làm tình nguyện viên dọn dẹp dù Singapore đã có 56.000 lao công đã đăng ký.

Theo Liak Teng Lit, chủ tịch Cơ quan Môi trường Quốc gia, chính sách tiền phạt đã phát huy vai trò, thay đổi thói quen của cộng đồng. Người dân tự nhặt rác, thành phố sạch sẽ hơn.

Năm 1961, lực lượng lao công trong ngày của Singapore là 7.000 người, đến năm 1989 chỉ còn 2.100. Nhưng mọi thứ đã thay đổi. Thành phố giàu có hơn, giá lao công này càng rẻ. Ngày nay, Singapore sạch sẽ không vì người dân sợ phạt tiền mà nhờ vào đội lao công khổng lồ, làm việc vất vả để giữ môi trường sống sạch sẽ.

Ông Liak tuyên bố: “Singapore không phải là một thành phố sạch sẽ mà là thành phố được dọn dẹp sạch sẽ”.

56.000 lao công đã đăng ký với Cơ quan Môi trường Quốc gia, nhưng hàng ngàn người khác vẫn làm việc mà không đăng ký, hầu hết là công nhân nước ngoài hoặc công nhân cao tuổi với mức lương thấp.

Cai gia cua Singapore de tro thanh noi sach bac nhat the gioi
Lao công càng nhiều, người dân càng ỷ lại.

Lao công càng nhiều, người dân càng ỷ lại. Liak cho biết: “Tòa nhà ngay kia được chính phủ dọn dẹp hai lần một ngày. Khi bạn có dịch vụ vệ sinh hiệu quả và hàng xóm bừa bộn, bạn không trách hàng xóm mà đổ lỗi cho người dọn dẹp”.

Trong tình hình dân số tăng và giá lao động ngày càng đắt đỏ, sẽ khó mà chi trả cho ngần ấy lao công trong tương lai gần. Mỗi năm đảo quốc sư tử chi ít nhất 120 triệu đô Singapore – một khoản tiền lớn để giữ vệ sinh công cộng.

Edward D’Silva cho biết: “Bằng cách nào đó, nếu có thể thấm nhuần và nuôi dưỡng thói quen giữ vệ sinh chung ở bất cứ đâu, hàng triệu đô sử dụng cho lao công có thể dành cho y tế và giáo dục”.

Để đạt được điều đó, giáo dục cộng đồng quan trọng như tiền phạt vậy. Trên thực tế, hình phạt tài chính thường khó mà áp dụng vì yêu cầu cán bộ hoặc ít nhất một công dân chứng kiến hành vi không phù hợp.

Cai gia cua Singapore de tro thanh noi sach bac nhat the gioi
Chính trị gia Lee Bee Wah khuyến khích cử tri tự giác giữ vệ sinh chung.

Mỗi năm, chính trị gia Lee Bee Wah - người rất nhiệt huyết với tự giác giữ vệ sinh chung - tổ chức “ngày không lao công” cho các cử tri.

Thay vì dựa dẫm vào lao công, người dân phải tự dọn dẹp, hướng tới thay đổi cộng đồng tốt đẹp hơn. Tại sự kiện đầu tiên năm 2013, tình nguyện viên thu gom 1.430kg rác nhưng năm nay con số đó chỉ là 292kg.

Trong tình hình có quá nhiều lao công và người dân Singapore thiếu ý thức tự giác dọn dẹp, khu tuyển cử của cô là minh chứng về tiềm năng cải thiện thực tế.

Ngọc Anh (theo BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI