170 triệu trẻ em trên thế giới dưới 10 tuổi chưa tiêm phòng sởi đầy đủ

25/04/2019 - 14:00

PNO - UNICEF cảnh báo gần 170 triệu trẻ em trên thế giới dưới 10 tuổi, bao gồm 0,5 triệu ở Anh và 2,5 triệu ở Mỹ, đang đối mặt với nguy cơ mắc sởi khi dịch bệnh ngày càng lan rộng.

Cơ quan của Liên Hiệp Quốc cho biết mỗi năm có hơn 21 triệu trẻ em không được tiêm vắc-xin chống lại một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất lịch sử. Từ năm 2010 đến 2017, ước tính hơn 169 triệu trẻ em đã bỏ lỡ chế độ hai liều đầu tiên được khuyến nghị.

Henryetta Fore, giám đốc điều hành của UNICEF chó biết: “Nền tảng cho sự bùng phát bệnh sởi toàn cầu ​​ngày hôm nay được đặt ra từ nhiều năm trước. Siêu vi sởi luôn tìm thấy những đứa trẻ chưa được tiêm phòng. Nếu chúng ta nghiêm túc trong việc ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được này, chúng ta cần tiêm phòng cho mọi trẻ em, ở các nước giàu và nghèo”.

UNICEF ​​cho biết, số trường hợp bệnh sởi đã tăng 300% trong ba tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018, với 110.000 ca được xác nhận. Các trường hợp bệnh sởi đạt mức cao nhất ở châu Âu trong vòng 20 năm và gây ra tình trạng khẩn cấp tại thành phố New York, Mỹ.

Ước tính từ 1-3 người trong số 1.000 người mắc bệnh sởi sẽ tử vong, và có một số biến chứng nghiêm trọng ở số người sống sót như mù, viêm não (nhiễm trùng gây sưng não) và viêm phổi.

170 trieu tre em tren the gioi duoi 10 tuoi chua tiem phong soi day du
Gần 170.000 trẻ em dưới 10 tuổi trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ nhiễm sởi vì chưa tiêm phòng đầy đủ.

Mỹ đứng đầu danh sách các quốc gia có thu nhập cao với hầu hết trẻ em không được tiêm vắc-xin mũi đầu tiên trong giai đoạn 2010-2017, ở mức hơn 2,5 triệu. Theo sau là Pháp và Anh, với hơn 600.000 và 500.000 trẻ sơ sinh chưa được tiêm chủng, trong cùng thời kỳ.

Ở các nước thu nhập thấp và trung bình, tình hình lại càng nghiêm trọng. Chẳng hạn, năm 2017, Nigeria có số trẻ em dưới 1 tuổi bỏ lỡ liều đầu tiên cao nhất, gần 4 triệu. Theo sau là Ấn Độ (2,9 triệu), Pakistan và Indonesia (khoảng 1,2 triệu) và Ethiopia (1,1 triệu).

Nhiều quốc gia hoàn toàn không tiêm chủng liều thứ hai sau khi trẻ được bốn tuổi. Mặt khác, hai mươi quốc gia ở châu Phi cận Sahara không có lịch tiêm chủng, nghĩa là 17 triệu trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh sởi cực kỳ cao.

Bác sĩ Robin Nandy, trưởng phòng tiêm chủng của UNICEF, nói rằng tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc có thể là con số ảo. Mỗi quốc gia cần đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng 95% để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và một số quốc gia có thể đạt mức 92%.

Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là iở một số khu vực, tỷ lệ tiêm chủng vẫn thấp hơn mức trung bình; và nếu nhóm  trẻ nhạy cảm tập trung ở một địa điểm cụ thể, ngay khi virus xuất hiện, nó lây lan nhanh như cháy rừng và khoảng 90% trẻ em sẽ mắc bệnh.

Linh La (The Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI