Sáng học vỡ lòng, chiều học nâng cao (?)

22/12/2013 - 08:26

PNO - PN - “Khi học hết lớp 5, học sinh (HS) đã có chứng chỉ Flyer. Rồi cháu luyện thi thêm chứng chỉ KET đạt gần 90 điểm. Lên lớp 6, buổi chiều cháu vẫn được học tiếp tiếng Anh theo lộ trình trước đây, nhưng buổi sáng phải học...

edf40wrjww2tblPage:Content

Bất hợp lý này đang diễn ra khá phổ biến ở các trường có yếu tố nước ngoài, giảng dạy chương trình song ngữ. HS vừa mất thời gian, vừa không hiệu quả.

Sang hoc vo long, chieu hoc nang cao (?)

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Thầy Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT quốc tế Việt Úc thừa nhận: Hầu hết các trường có yếu tố nước ngoài dạy chương trình song ngữ đều phải áp dụng chương trình của Bộ GD-ĐT song song với chương trình tiếng Anh tăng cường hoặc theo nước ngoài. Đã là chương trình quốc gia thì bắt buộc phải làm theo, phụ huynh đã lựa chọn học song ngữ thì phải chấp nhận. Nhiều giáo viên đang dạy tiếng Anh cho rằng, chương trình của Bộ thì áp dụng theo chuẩn của Bộ, trong khi dạy theo chương trình quốc tế lại theo chuẩn và phương pháp khác. Cùng lúc học nhiều chương trình với những cách đánh giá khác nhau trong cùng thời điểm dễ khiến HS “tẩu hỏa”.

Trong khi đó, mục tiêu cuối cùng là tăng cường ngoại ngữ để các em có thể giao tiếp, học tập bằng ngoại ngữ.

Một giáo viên tiếng Anh Trường THCS Nguyễn Văn Tố (Q.10, TP.HCM) phân tích: Sự áp dụng cứng nhắc cả hai chương trình rất dễ làm cho HS mất hứng thú học tập, nhất là với những em có năng khiếu ngoại ngữ, đang ở cấp độ cao mà bị ép học lại vỡ lòng.

Chưa kể, sách tiếng Anh của Bộ có nhiều điều đáng bàn, nếu không nói là lạc hậu rất nhiều so với các trung tâm ngoại ngữ ngay tại Việt Nam, đừng nói đến các chương trình được quốc tế công nhận. Cách tư duy và sử dụng tiếng Anh trong sách của Bộ thường theo kiểu “Việt hóa”, không phù hợp với văn phong giao tiếp quốc tế. Với kiểu nói như dịch, không khéo sẽ trở thành rào cản làm vướng chân HS khi hội nhập vào môi trường quốc tế.

Ở nước ngoài, HS đạt trình độ cao hơn mặt bằng chung có quyền học vượt lớp. Nên chăng, Bộ GD-ĐT cần có cơ chế linh động cho những HS đã vượt chuẩn tiếng Anh được học đúng với khả năng của các em, đừng bắt ép các em phải “đi thụt lùi”, vừa tốn thời gian, vừa dập tắt “lửa” hiếu học.

 Gia Tuệ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI