Lần đầu tiên một đứa trẻ sinh ra từ “tinh trùng đầu tròn”

15/09/2014 - 17:36

PNO - PN - Sau hơn 15 năm hiếm muộn, vợ chồng anh L.V.Q. (39 tuổi, ngụ tỉnh Bắc Ninh) đã sinh bé trai nặng 2,5kg. Gia đình anh Q. vỡ òa trong hạnh phúc. Sự kiện Bệnh viện An Sinh TP.HCM lần đầu tiên “ép” tinh trùng đầu tròn thụ thai thành công...

edf40wrjww2tblPage:Content

Lan dau tien mot dua tre sinh ra tu “tinh trung dau tron”

Lan dau tien mot dua tre sinh ra tu “tinh trung dau tron”

“Nghị lực của mẹ, niềm tin của cha”

Tinh trùng (TT) đầu tròn là một dạng có cấu trúc bất thường nặng, đây là nguyên nhân vô sinh hiếm gặp, chỉ chiếm 0,1% ở nam giới mắc bệnh. Anh Q. và chị T. cưới nhau khi anh 23 tuổi, chị 20 tuổi. Sau nhiều năm chờ đợi, họ vẫn không thể sinh con.

Khi chị T. 33 tuổi, vợ chồng họ cùng lên TP.HCM chạy chữa. Bác sĩ (BS) Vương Đình Hoàng Dũng, Khoa Hiếm muộn, Bệnh viện An Sinh cho biết: kết quả khám phụ khoa của chị T. rất tốt. Kiểm tra chất lượng TT của anh Q., các BS nhận thấy mật độ và khả năng di động của TT tương đối ổn, tuy nhiên hình dạng, cấu trúc TT thì bất thường, với 99% là TT đầu tròn.

BS Dũng giải thích: TT bình thường có hình dạng oval nhờ có men acrosome. Một số người do thiếu men này nên TT có hình dạng đầu tròn, đầu kim… Những TT có dạng bất thường sẽ khó thụ thai, kể cả khi thực hiện bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTÔN).

Các BS đã chọn giải pháp dùng thuốc hoạt hóa trứng để “đón” TT bất thường này. Sau 36 giờ chọc hút, các BS lấy ra 15 trứng trưởng thành của chị T. để tiến hành thực hiện TTTÔN. Kết quả siêu âm sau ba tuần ghi nhận, chị T. mang thai. Chưa kịp vỡ òa trong hạnh phúc thì đến tuần thứ tám, thai đã chết lưu.

Năm 35 tuổi, chị T. cùng chồng tiếp tục thực hiện TTTÔN. May mắn, chị đã thụ thai và sinh được bé trai nặng 2,5kg. Hiện bé đã hơn 15 tháng, cân nặng gần 9kg. Hạnh phúc làm mẹ lần đầu tiên chị tìm thấy suốt 16 năm đau đáu mong chờ.

Lan dau tien mot dua tre sinh ra tu “tinh trung dau tron”

Bé con chào đời trong niềm hạnh phúc ngất ngây của bố mẹ

Mở ra hy vọng cho y học

Theo BS Vương Đình Hoàng Dũng, TT đầu tròn được thế giới ghi nhận từ năm 1965. Tại Việt Nam, trước năm 1995, nam giới có TT đầu tròn muốn có con buộc phải xin TT từ người khác. Từ năm 1995, khi phương pháp TTTÔN ra đời với việc bơm TT vào trứng để tạo phôi thai đã tạo cơ hội cho những bệnh nhân dị dạng TT, trong đó có TT đầu tròn. Điều đáng nói, với trường hợp TT đầu tròn, dù thực hiện TTTÔN cũng rất khó thụ thai và đây là lần đầu tiên một trường hợp ghi nhận thành công đã mở ra hy vọng cho nam giới mắc bệnh này.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể dự báo cụ thể khả năng thành công của các trường hợp bị TT đầu tròn. Bệnh nhân có thể phải điều trị nhiều lần cho đến khi đạt kết quả.

Cũng theo BS Dũng, 30-40% nguyên nhân vô sinh ở các cặp vợ chồng là do nam giới. Việc xét nghiệm chất lượng TT hiện nay đơn giản, thường có kết quả ngay sau một giờ. Ngoài nguyên nhân bất thường về hình dạng đầu thì TT còn bất thường cổ như: cổ gập hoặc phình, bất thường ở đuôi TT như: có hai đuôi, đuôi gập, không đuôi. Việc phát hiện TT đầu tròn phụ thuộc vào sự cẩn trọng của BS nam khoa trong chẩn đoán, tránh bỏ sót, đưa đến những chỉ định điều trị không hợp lý, tốn thời gian và tiền bạc cho người bệnh. Hiện, TTTÔN là cách điều trị duy nhất đối với trường hợp nam giới mang TT đầu tròn.

 Văn Thanh

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu di truyền và sức khỏe sinh sản, khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết: bệnh TT đầu tròn là một dạng bất thường về hình dạng, cấu trúc của TT, có liên quan đến yếu tố di truyền nhưng đến nay vẫn chưa giải thích được cơ chế của bệnh. Nam giới mắc chứng TT đầu tròn rất hiếm gặp và các nước trên thế giới cũng chỉ có những ca báo cáo riêng lẻ về việc thực hiện TTTÔN cho nam giới mắc bệnh này. Việt Nam thực hiện thành công trường hợp này là điều đáng mừng. Cũng theo BS Tường, nếu TT đầu tròn chỉ bất thường nhẹ thì việc TTTÔN dễ thực hiện hơn; mặt khác, trẻ sinh ra có cơ hội sống như những trẻ bình thường khác; tuy nhiên, với những TT đầu tròn bất thường quá nặng thì sẽ rất khó TTTÔN, hoặc khi chuyển phôi vào cơ thể người mẹ thì cũng khó đậu thai hoặc thai dễ bị sẩy một thời gian sau đó.
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI