Ba yếu tố cốt lõi của tăng trưởng kinh tế bền vững

08/10/2013 - 21:32

PNO - Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 8/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu trong phiên làm việc thứ hai của Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 về "Tăng trưởng bền vững...

edf40wrjww2tblPage:Content

TTXVN trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Chủ tịch nước.

Ba yeu to cot loi cua tang truong kinh te ben vung

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Bali (Indonesia). (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)

"Chủ đề mà chúng ta đang trao đổi là rất đúng lúc và có ý nghĩa thiết thực. Bởi lẽ, hơn bao giờ hết, an ninh về lương thực, nguồn nước và năng lượng và đặc biệt là sự tương tác giữa chúng đang đặt ra nhiều thách thức phức tạp, trở thành một vấn đề cốt lõi của tăng trưởng kinh tế bền vững trong thế kỷ 21.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương của chúng ta là một khu vực điển hình phải đối phó với các thách thức trên. Tuy chiếm tới 60% dân số thế giới và có tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa cao nhất thế giới, song khu vực chúng ta chỉ có 35% lượng tài nguyên nước toàn cầu trong khi phải hứng chịu 70% thiên tai trên thế giới. Do đó, gia tăng hợp tác khu vực để ứng phó với các thách thức trên trở thành ưu tiên của đối thoại và các chương trình của APEC.

Trong bối cảnh các hệ lụy kinh tế-xã hội của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn còn tác động sâu sắc, tôi chia sẻ nhận thức rằng đã đến lúc chúng ta phải có tư duy phát triển và cách tiếp cận mới về an ninh lương thực-nước-năng lượng trên cơ sở tầm nhìn dài hạn, đa ngành, đổi mới và sáng tạo. Đó là cơ sở quan trọng để chúng ta phục hồi kinh tế vững chắc, thu hẹp khoảng cách phát triển, hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ và hướng tới Chương trình nghị sự phát triển bền vững sau năm 2015.

Hợp tác bảo đảm an ninh lương thực-nguồn nước-năng lượng cần trở thành nội hàm ưu tiên của các cơ chế liên quan của APEC, nhất là hợp tác kinh tế kỹ thuật (ECOTECH). Đó là cách thức hữu hiệu để chúng ta hiện thực hóa những nội dung được thảo luận hôm nay, góp phần làm cho hợp tác APEC thiết thực hơn.

Là dân tộc mà quá trình hình thành và phát triển luôn gắn liền với văn minh lúa nước và hiện trở thành một trong những quốc gia sản xuất và cung cấp lương thực chủ yếu trên thế giới, Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của an ninh lương thực-nguồn nước-năng lượng, đã và đang tích cực tham gia hợp tác ở mọi cấp độ toàn cầu, liên khu vực và khu vực cũng như song phương. Việt Nam mong muốn và sẽ tiếp tục đóng góp hết sức mình vào các nỗ lực chung của APEC".

Theo TTXVN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI