Sài Gòn nóng ngay sau tết, phụ huynh ùn ùn đưa con nhập viện

16/02/2019 - 12:15

PNO - Những ngày sau tết, nhiệt độ ở TP.HCM tăng cao ngay từ sáng sớm; nhiều phụ huynh ùn ùn đưa con trẻ nhập viện do nôn ói, sốt cao, tiêu chảy...

Sai Gon nong ngay sau tet, phu huynh un un dua con nhap vien
Sáng sớm16/2, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, nhiều trẻ còn rất nhỏ được ba mẹ đưa đến khám bệnh, chủ yếu là bệnh tiêu chảy, hô hấp, sốt cao... Trong ảnh: Ở khu vực không có mái che, người mẹ này phải bồng con chạy thật nhanh để tránh nắng.
Sai Gon nong ngay sau tet, phu huynh un un dua con nhap vien
Dãy ghế chờ khám ở khu vực phòng khám dịch vụ 5A có mái che và quạt công suất lớn nhưng vẫn khiến nhiều em bé mệt mỏi vì cái nóng ở Sài Gòn.
Sai Gon nong ngay sau tet, phu huynh un un dua con nhap vien

Nhiều bệnh nhi nằm - ngồi vật vờ chờ khám bệnh hoặc chờ lấy thuốc. Một số bà mẹ mang theo cơm cho con ăn trong khi chờ khám bệnh.

Một nhân viên của Đơn vị Chăm sóc khách hàng, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: trong tuần lễ đầu sau tết, lượng bệnh nhi đến khám chưa cao nhất trong năm. Tuy nhiên, do bệnh viện đang sửa chữa, xây dựng lại một số khu vực nên khiến bệnh nhân cảm thấy chật chội hơn.

Sai Gon nong ngay sau tet, phu huynh un un dua con nhap vien
Để giảm bớt mệt mỏi cho bệnh nhi và người nhà, Bệnh viện Nhi đồng 1 dựng mái che và gắn quạt công suất lớn ở các dãy ghế chờ nhưng vẫn không đủ sức làm dịu mát không khí oi bức những ngày sau tết.
Sai Gon nong ngay sau tet, phu huynh un un dua con nhap vien

Dưới thời tiết ở Sài Gòn vào buổi trưa có thể lên đến 36 độ C, cậu bé Nguyễn Thành Văn (12 tuổi, Tiền Giang) mệt mỏi nằm gối đầu lên chân cha. Buổi sáng nay, Văn theo cha đi khám bệnh vì cả 10 ngày rồi bị sốt cao, không thuyên giảm.

Lo lắng cho con trai bị bệnh, người cha nhất quyết đưa con đi gặp bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 1. Tuy nhiên, các kết quả xét nghiệm máu và siêu âm không phát hiện dấu hiệu bất thường nào ở cậu bé 12 tuổi này. 

Sai Gon nong ngay sau tet, phu huynh un un dua con nhap vien
Người phụ nữ này phải dùng khăn che chắn cho em bé khỏi cái nắng nóng ở TP.HCM.
Sai Gon nong ngay sau tet, phu huynh un un dua con nhap vien

Dưới trời nắng nóng, cha mẹ phải che nắng cho con.

Sai Gon nong ngay sau tet, phu huynh un un dua con nhap vien

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm -  Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 - cảnh báo: sau tết, trẻ em thường gặp một số bệnh về tiêu hóa và hô hấp: “Trong những ngày tết, trẻ ăn uống thoải mái nên có thể bị bệnh về tiêu hóa. Bố mẹ cần cho con uống nhiều nước, bú đủ". 

Sai Gon nong ngay sau tet, phu huynh un un dua con nhap vien

Cũng theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, khi thấy trẻ đi phân có máu thì nên đi khám ngay. Một số trẻ đi chơi nhiều, không ngủ đủ, bị cảm ho sổ mũi, bố mẹ có thể xử lý như sau: nhỏ nước muối sinh lý vào mũi, uống thuốc ho thảo dược, giữ ấm. Một số trẻ còn bị lở miệng do ăn nhiều bánh mứt, bố mẹ cho con uống đủ nước, ăn nhiều rau. Ngoài ra, bố mẹ nên rèn cho con ngủ đúng giờ, ăn đúng bữa.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Qui – khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) đưa ra 5 loại bệnh trẻ hay mắc trong thời điểm nắng nóng hiện nay:

1. Cảm cúm: Trẻ có thể có sốt, đôi khi sốt rất cao (39 – 40 độ C) trong 1-2 ngày đầu, kèm theo ho, sổ mũi, trẻ lớn có thể than đau nhức tay chân, đau đầu, đau họng. Điều trị chủ yếu hạ sốt, uống thuốc ho, rửa mũi với nước muối sinh lý và nghỉ ngơi nhiều. Diễn tiến kéo dài 5 – 7 ngày.

2. Sởi: Tuy không phải bệnh thường quy theo mùa nhưng tình hình bệnh sởi đến thời điểm này vẫn chưa thuyên giảm. Cũng bệnh cảnh sốt cao liên tục, đôi khi kéo dài 5 – 7 ngày, kèm theo nổi ban từ mặt, sau tai và lan dần toàn thân. Trẻ thường ho, sổ mũi rất nhiều, mắt đỏ và đổ ghèn nhiều. Khi thấy các dấu hiệu trên nên cho trẻ đi khám ngay.

3. Thủy đậu (trái rạ): Thường sốt nhẹ 1-2 ngày, nổi bóng nước nhanh chóng lan toàn thân trong vòng 24 – 48 giờ, đôi khi kèm ho, sổ mũi nhẹ. Diễn tiến bệnh cũng kéo dài 7 – 10 ngày.

4. Quai bị: Trẻ thường sưng đau góc hàm 1 hoặc cả 2 bên kèm theo sốt hoặc không. Thường bệnh diễn tiến 7 ngày, cần lưu ý các dấu hiệu đau đầu nhiều, nôn ói (biến chứng viêm màng não), viêm đỏ, đau vùng bìu ở bé trai (biến chứng viêm tinh hoàn).

5. Nhiễm trùng tiêu hóa: Các thức ăn ngày tết với đặc tính để lâu ngày ăn dần trong dịp tết và thường xuyên ăn ngoài hàng quán khiến trẻ dễ bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa đôi chút, nặng có thể nhiễm trùng tiêu hóa khiến trẻ phải nhập viện. Trẻ thường nôn ói, than đau bụng, sau đó đi cầu phân Trẻ dưới 2 tuổi nên siêu âm bụng để loại trừ lồng ruột.


Hiếu Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI