Loài sinh vật thường có trong hồ bơi khiến một phụ nữ bị mù

09/11/2018 - 12:38

PNO - Đến tận 4 năm sau khi được hiến giác mạc, cô mới có thể lấy lại thị lực.

Cô Stacey Peoples (49 tuổi, sinh sống tại Denver, Colorado, Mỹ) được thay giác mạc ở mắt trái sau 4 năm bị mù vì đeo kính áp tròng đi bơi.

Loai sinh vat thuong co trong ho boi khien mot phu nu bi mu
 

Amoeba sống nhiều trong không khí, đất, nước. Chúng có thể tồn tại rất lâu ở trong môi trường đông lạnh, trong nước đã tiệt trùng với chloramin dưới dạng nang. Khi môi trường thuận lợi, loại sinh vật này sẽ chuyển sang dạng hoạt động và gây bệnh. 

Cách đây 4 năm, cô được bác sĩ chẩn đoán viêm giác mạc Acanthamoeba do vi sinh vật đơn bào amoeba gây ra.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mắt trái đau đớn dữ dội, đau nửa đầu nghiêm trọng, mắt và mũi chảy nước liên tục.

Vì bệnh nhân nhập viện trễ nên loài vi sinh vật đơn bào này đã gây hỏng võng mạc, dẫn đến mù lòa.

Các bác sĩ cho biết, nếu đeo kính áp tròng đi bơi dễ bị amoeba tấn công hơn.

Vì sinh vật này có thể tồn tại ngay dưới thấu kính và chờ cơ hội thâm nhập vào trong con ngươi thông qua các tế bào biểu mô, sau đó gây nhiễm trùng toàn bộ mắt.

Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, 85% trường hợp viêm giác mạc Acanthamoeba xảy ra ở những người sử dụng kính áp tròng.

Ở trường hợp của cô Peoples, các bác sĩ cho cô xuất viện và dùng nước nhỏ mắt 2 lần mỗi giờ để diệt trùng trong 7 tháng.

Trong thời gian đó, cô nài nỉ các bác sĩ tháo mắt trái ra vì không chịu đựng nổi cơn đau. Cô chia sẻ: "Những gì tôi có thể nhìn thấy là màu trắng, tôi bị mù hoàn toàn", nhưng các bác sĩ đã thuyết phục cô giữ lại mắt. 

Loai sinh vat thuong co trong ho boi khien mot phu nu bi mu
Hình ảnh cô Peoples sau khi phẫu thuật ghép giác mạc

Thật may mắn, cô nhìn thấy trở lại sau khi ghép giác mạc từ người hiến tặng.

Hà Di

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI