Khi được ghép giác mạc, tôi như sống một cuộc đời mới

06/11/2017 - 11:00

PNO - Chuyến đi Sài Gòn lần này với Lý De và Dương Na Mal, cùng ngụ thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng là một chuyến đi đặc biệt vì khi trở về, cuộc sống họ đã lật sang trang mới.

Trên thế giới có hơn 10 triệu người cần được ghép giác mạc, thế nhưng hàng năm chỉ có khoảng 180.000 người được thấy lại ánh sáng. Tại Việt Nam, chỉ 1% trên tổng số 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc được chữa trị vì nguồn giác mạc hiếm mà tâm lý người Việt lại muốn bảo toàn thân thể sau khi qua đời, rất ít người chịu hiến giác mạc. Vì thế, được thực hiện ghép giác mạc là cơ hội “có tiền chưa chắc mua được”.

Thế mà, ngày 28.10.2017, cơ hội ấy được Bệnh viện FV (TP.HCM) và Giáo sư Donald Tan – chuyên gia hàng đầu thế giới về giác mạc - trao cho 2 bệnh nhân nghèo Dương Na Mal và Lý De. 

Khi duoc ghep giac mac, toi nhu song mot cuoc doi moi
Nụ cười hạnh phúc của bệnh nhân Dương Na Mal sau ca phẫu thuật ghép giác mạc thành công tại FV

Tận cùng nỗi đau là tổn thương và tuyệt vọng

Lý De, 35 tuổi, từng là một người đi kéo tôm thuê, thu nhập khá ít ỏi. Vợ anh bán tạp hóa thuê, hàng tháng cũng chỉ kiếm được khoảng 3 triệu đồng. Do vừa nuôi cha già vừa nuôi 2 con nên anh chị phải vay mượn thêm để trang trải cuộc sống. 

Cuối năm 2012, trên đường đi làm, Lý De không may bị một viên đá văng vào mắt và thấy rất đau. “Người ta chém không đau bằng cái đau này, đau đến nỗi tôi khóc luôn dù là đàn ông”, anh De bộc bạch.

Nhưng có lẽ nỗi đau đó chưa thấm gì so với sự thật từ một người đàn ông bình thường, anh bỗng dưng trở thành một người vô dụng trong chính căn nhà của mình. Tai nạn khiến mắt phải anh không thể nhìn thấy gì do giác mạc bị rách. Mọi chuyện từ sinh hoạt đến kinh tế gia đình đều phụ thuộc vào đồng lương làm thuê của vợ.

 “Tôi buồn và tự ti lắm, vì mình làm đàn ông mà bắt vợ phải lo hết mọi thứ. Ban ngày vợ tôi vất vả đi làm kiếm tiền nuôi cả nhà, tối về còn phải lo cho tôi từ chuyện nhỏ như ăn uống, tắm rửa, gội đầu… Tôi cảm giác mình thành người “bỏ đi”. Từ mặc cảm, chán nản tôi dần cam chịu với suy nghĩ, kiếp này, mình sẽ phải sống trong cảnh mù lòa cho tới lúc chết”, anh nhớ lại. 

Với thầy giáo nghèo Dương Na Mal, 34 tuổi, sau khi mắt phải bị hư, đau nhức kéo dài do vật lạ bay vào mắt cách đây 4 năm, gia đình anh lâm vào cảnh nợ nần khốn đốn vì phải đi khắp nơi để khám và điều trị. Vợ chồng anh cũng phải trì hoãn việc có con dù đã kết hôn hơn 5 năm. Không chỉ thế, miệng lưỡi người đời còn đơm đặt cùng những lời ác ý, đại loại “chắc là ông đó sống sao nên mới bị vậy, chắc là thất đức lắm nên mới thế”. Nỗi đau, nỗi buồn biến thành nỗi tổn thương và tuyệt vọng. 

Được ghép giác mạc, được sáng mắt trở lại, với họ, chỉ là một giấc mơ.

Giấc mơ có thật

Nắm chặt tay chồng sau khi anh được bác sĩ tháo băng với kết quả ca mổ thành công, vợ bệnh nhân Lý De cười tươi: “Tôi vui lắm vì giờ anh lại có thể làm trụ cột gia đình được rồi”. Anh De xúc động: “Bệnh viện FV đã cho chúng tôi một món quà rất đặc biệt. Tôi như đang sống lại cuộc đời mới”. 

Khi duoc ghep giac mac, toi nhu song mot cuoc doi moi
GS BS Donald Tan tái khám cho bệnh nhân Lý De một ngày sau phẫu thuật ghép giác mạc

Thầy giáo trẻ Dương Na Mal thì vui mừng tột cùng, với nụ cười hạnh phúc, anh bày tỏ nguyện vọng sẽ hiến giác mạc để giúp người khác có cơ hội sáng mắt giống như may mắn mà mình đang có được.

Đây là lần đầu tiên Bệnh viện FV và Giáo sư bác sĩ Donald Tan - chuyên gia giác mạc hàng đầu thế giới, cùng tổ chức phẫu thuật ghép giác mạc miễn phí cho 4 bệnh nhân. Trong đó, 3 bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến từ Sóc Trăng được miễn phí hoàn toàn, và một bệnh nhân đến từ TP.HCM được hỗ trợ 30% phí phẫu thuật và viện phí. Tổng chi phí cho các ca ghép giác mạc này vào khoảng 1 tỷ đồng.

Khi duoc ghep giac mac, toi nhu song mot cuoc doi moi
Bà Nguyễn Thị Lệ Thu – Giám đốc tiếp thị và Phát triển kinh doanh bệnh viện FV, Giáo sư bác sĩ Donald Tan và bác sĩ Nguyễn Thị Mai – Trưởng khoa mắt bệnh viện FV (từ phải sang)

Giáo sư Donald Tan - được xếp vào top 20 trong 100 bác sĩ phẫu thuật mắt giỏi nhất thế giới và đứng thứ ba trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới đến ngành nhãn khoa hiện đại, do tạp chí The Ophthalmologist on Power List của Anh bình chọn - đã trực tiếp thực hiện các ca ghép giác mạc này tại Bệnh viện FV.

Chương trình ghép giác mạc miễn phí lần này là khởi đầu cho những kế hoạch hướng về cộng đồng của Bệnh viện FV và Giáo sư Donald Tan trong thời gian tới. Bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Giám đốc Tiếp thị và Phát triển kinh doanh, Bệnh viện FV cho biết: “Trong khuôn khổ hợp tác giữa FV và Giáo sư - Bác sĩ Donald Tan, chúng tôi mong muốn mỗi năm tổ chức một chương trình phẫu thuật ghép giác mạc miễn phí cho những bệnh nhân thực sự không có điều kiện”.

FV là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được Giáo sư Donald Tan chọn để hợp tác thực hiện ghép giác mạc cho bệnh nhân kể từ tháng 5.2016. Bên cạnh việc FV đạt chứng nhận chất lượng y tế quốc tế JCI, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn rất cao, máy móc, thiết bị hiện đại, thì mối quan hệ giữa Bệnh viện FV với các ngân hàng mắt lớn tại Mỹ và các nước khác nhằm bảo đảm nguồn giác mạc chất lượng tốt và ổn định là lý do mà chuyên gia giác mạc hàng đầu thế giới Donald Tan chọn làm nơi hợp tác lâu dài.
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI