Giấc ngủ trưa quá dài có thể là dấu hiệu bệnh Alzheimer

19/08/2019 - 12:00

PNO - Theo báo cáo mới trên tạp chí Alzheimer and Dementia, tổn thương liên quan đến Alzheimer có thể hình thành 20 năm trước khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện, điều này khiến các loại thuốc hầu như thất bại vì bệnh nhân tiếp cận quá muộn.

Các tế bào não giúp chúng ta tỉnh táo là những “nạn nhân” đầu tiên chịu ảnh hưởng từ bệnh Alzheimer, từ đó tạo nên cơn buồn ngủ quá mức trong ngày. Các tế bào này bị phá hủy bởi sự lây lan của một protein độc hại gọi là “tau”, chứ không phải do mảng bám beta-amyloid.

Giac ngu trua qua dai co the la dau hieu benh Alzheimer
 

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Jun Oh, công tác tại Trung tâm Trí nhớ và Lão hóa thuộc Đại học California ở San Francisco (UCSF), cho biết: “Toàn bộ mạng lưới thúc đẩy sự tỉnh táo của nhóm đối tượng nghiên cứu đều mất tới 75% số tế bào thần kinh, thêm vào đó là sự tích lũy đáng kể của protein tau”.

Đồng tác giả, tiến sĩ Lea Grinberg, nhà thần kinh học tại UCSF, nhận xét: “Bằng chứng mới về sự thoái hóa ở các trung tâm thức tỉnh của não giúp chúng tôi hiểu các giai đoạn đầu của sự tích lũy tau, góp phần tìm ra phương pháp chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer”. Nhìn chung, việc ngủ trưa quá mức, đặc biệt nếu cá nhân không có vấn đề đáng kể về giấc ngủ ban đêm, có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Alzheimer. 

Ngọc Hạ

Nguồn Daily Mail
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI