Đã có 2 ca tử vong do nắng nóng, bác sĩ hướng dẫn cách cứu người sốc nhiệt

21/05/2019 - 11:25

PNO - Nắng nóng cực điểm ở các tỉnh phía Bắc vài ngày qua đã khiến 2 trường hợp tử vong vì sốc nhiệt, trong đó có một nạn nhân là người vô gia cư.

Một người vô gia cư tử vong vì sốc nhiệt do nắng nóng

Những ngày vừa qua, Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung đang trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, nắng nóng gay gắt bao phủ Hà Nội và miền Bắc với nhiệt độ cao nhất phổ biến 38 - 40 độ C, có nơi trên 40 độ. Sốc nhiệt do nắng nóng đã khiến 2 nạn nhân tử vong.

Da co 2 ca tu vong do nang nong, bac si huong dan cach cuu nguoi soc nhiet
 

Chiều 18/5, một người đàn ông khoảng 70 tuổi nằm bất tỉnh trước cửa nhà của một hộ dân trên đường Yên Phụ (thuộc phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội). Khi người dân phát hiện ra thì nạn nhân đã tử vong nên báo cho cơ quan chức năng.

Qua xác minh, cơ quan chức năng xác định nạn nhân là người vô gia cư, không có người thân và thường xuất hiện ở các địa điểm công cộng. Bước đầu cơ quan chức năng cho biết, nguyên nhân nạn nhân tử vong có thể vì sốc nhiệt do nắng nóng.

Ngày 19/5, ông Võ Tá T. (50 tuổi, ở thôn Phú Xuân, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) ra đồng thu hoạch đậu phộng. Trời quá nắng nóng khiến ông ngất xỉu.

Nạn nhân được người thân đưa đi cấp cứu trong tình trạng ngừng tim ngừng thở, da nóng phừng khô, nhiệt độ cơ thể đo được là 41,5 độ C. Tuy nhiên, nạn nhân tử vong  trước khi đưa vào bệnh viện.

Theo bác sĩ Lương Quốc Chính - khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - sốc nhiệt có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Đối tượng dễ bị say nóng, say nắng là người già, trẻ em, những người lao động, luyện tập với cường độ cao, ở ngoài trời nắng lâu.

Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, thường kết hợp với mất nước, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt. Định nghĩa y học của sốc nhiệt là nhiệt độ trung tâm của cơ thể lớn hơn 40 - 55 độ C với các biến chứng liên quan tới hệ thống thần kinh trung ương xuất hiện sau tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Sơ cứu người bị sốc nhiệt do nắng nóng bằng cách nào?

Các triệu chứng sốc nhiệt thường gặp khác bao gồm: buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng, đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê. Những trường hợp bị say nắng nhẹ được gọi là kiệt sức. Lúc này cơ thể chỉ có triệu chứng như ra mồ hôi nhiều và mạch nhanh do cơ thể quá nóng.

Da co 2 ca tu vong do nang nong, bac si huong dan cach cuu nguoi soc nhiet
Ảnh: Phạm An

Đối tượng sốc nhiệt do nắng nóng thật sự lại có các biểu hiện: nhiệt độ cơ thể tăng cao, lớn hơn hoặc bằng 40 độ C (104oF), thay đổi trạng thái tâm thần hoặc hành vi lú lẫn, lo lắng, nói lắp, cáu kỉnh, mê sảng, co giật và hôn mê, thay đổi bài tiết mồ hôi, buồn nôn và nôn, khó chịu ở bụng, thở nhanh, tăng nhịp tim, đau đầu…

Lúc này, gia đình cần đưa người bệnh vào nơi râm mát hoặc nơi có điều hoà nhiệt độ để sơ cứu. Đầu tiên, nạn nhân cần được nới lỏng quần áo, chườm lạnh để giảm nhiệt độ cơ thể, phủ khăn mát hoặc vẩy nước mát lên người có dấu hiệu sốc nhiệt, bật quạt thổi trực tiếp vào người bệnh.

Sau đó, nạn nhân cần được tiếp nước bằng các loại nước mát (tuyệt đối không cho dùng các loại đồ uống có cồn và chất kích thích). Đồng thời gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Bất cứ sự trì hoãn việc tìm kiếm hỗ trợ y tế nào đều có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Theo bác sĩ Chính, với nhiệt độ cao và quá nóng như hiện nay người dân cần phải thực hiện các phương pháp chống nắng nóng và phòng sốc nhiệt. Cụ thể, người dân nên ở trong môi trường máy lạnh để điều hòa.

Cách phòng sốc nhiệt do nắng nóng 

- Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội một chiếc mũ rộng vành kết hợp với sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng trên 30.

Da co 2 ca tu vong do nang nong, bac si huong dan cach cuu nguoi soc nhiet
 

- Uống nhiều nước để tránh mất nước, ít nhất là khoảng 8 ly nước (bao gồm nước lọc, nước trái cây hoặc nước rau...). Tình trạng sốc nhiệt có thể là hậu quả của mất muối, do vậy khuyến khích bổ sung đồ uống thể thao giàu chất điện giải trong các đợt nắng nóng.

- Thực hiện các biện pháp dự phòng bổ sung khi tập luyện hoặc đi bộ ngoài trời, uống khoảng 710 ml nước trước 2 giờ tập luyện và cân nhắc bổ sung một cốc (khoảng 240 ml) nước hoặc đồ uống thể thao ngay trước khi tập. Trong khi tập, cứ mỗi 20 phút nên uống một cốc nước, ngay cả khi không cảm thấy khát.

- Thu xếp lại hoặc hủy bỏ các hoạt động ngoài trời. Nếu có thể, thay đổi thời gian ngoài trời của bạn sang một thời gian mát mẻ hơn trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay sau khi mặt trời lặn.

An Bình

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI