Các nhà khoa học nuôi cấy thành công ruột người

14/10/2017 - 16:30

PNO - Bước phát triển này được cho là có thể giúp giải quyết tình trạng khủng hoảng hiến tạng đối với những bệnh nhân cần được ghép ruột trên thế giới.

Các nhà nghiên cứu từ trường Y Harvard (Mỹ) tiết lộ đã nuôi cấy ruột người trong phòng thí nghiệm và ghép vào cơ thể chuột thành công, mở ra hy vọng về các phương pháp điều trị mới cho những ruối loạn nghiêm trọng về ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn (dạng bệnh gây viêm ruột) và ung thư ruột.

Cac nha khoa hoc nuoi cay thanh cong ruot nguoi
 

Bước phát triển này được cho là có thể giúp chống lại tình trạng khủng hoảng hiến tạng đối với những bệnh nhân cần được ghép ruột trên thế giới.

Đặc biệt, phương pháp nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ tạo ra các mô phù hợp với từng bệnh nhân, từ đó giảm nguy cơ bị đào thải hay phải dùng thuốc chống đào thải sau khi phẫu thuật ghép tạng.

Trong kỹ thuật nuôi cấy này, các nhà khoa học sử dụng các tế bào gốc từ người hiến tạng gọi là tế bào gốc vạn năng cảm ứng để tái tạo một giàn giáo sinh học ba chiều chứa các tế bào thích hợp với cơ quan của người nhận.

Cac nha khoa hoc nuoi cay thanh cong ruot nguoi
 

Theo kết quả mới nhất được công bố trên tạp chí Nature Communications, nhóm nghiên cứu đã tạo ra đoạn ruột non dài 1,27cm. Đoạn ruột này được cấy vào động mạch cảnh và tĩnh mạch cổ của những con chuột bị suy giảm miễn dịch. Ngay sau khi cấy ghép, đoạn ruột có thể lưu thông máu ngay lập tức và hấp thu được chất dinh dưỡng sau 4 tuần.

Nhóm nghiên cứu cũng xác nhận rằng phương pháp này có hiệu quả đối với những loài động vật lớn hơn chuột bằng cách áp dụng trên các phân đoạn ruột lớn hơn.

Kết quả này cũng có thể ứng dụng với những bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn, một tình trạng mất gần hết ruột do tai nạn, phẫu thuật hay bệnh tật. 

Cac nha khoa hoc nuoi cay thanh cong ruot nguoi
 

Phương pháp ghép tạng hiện nay có sự hạn chế số lượng cơ quan có thể cấy ghép, đồng thời khả năng sống sót trong 3 năm sau khi ghép tạng cũng thấp. Ghép ruột là một trong những loại ghép tạng có tỷ lệ đào thải cao nhất, lý do là vì ruột có chứa các tế bào miễn dịch của người hiến tặng, những tế bào này đặc biệt dễ bị tấn công bởi hệ miễn dịch của người nhận.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tìm cách làm tăng kích thước ruột nuôi cấy để có thể thực hiện cấy ghép trong cơ thể người.

Hà Di

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI