Bộ Y tế quyết định đưa quy định hiến máu tự nguyện vào dự thảo

28/08/2017 - 09:22

PNO - Theo Bộ Y tế, việc đưa ra 2 phương án như trong dự luật là một quy trình trong tư duy làm luật, đưa ra các phương án để đối chứng với nhau!

Liên quan tới thông tin Bộ Y tế đề xuất về việc hiến máu bắt buộc, Bộ Y tế cho hay thực chất đây chỉ là một trong những giải pháp được đưa ra thảo luận trong báo cáo đánh giá tác động chính sách đối với dự thảo Luật về Máu và tế bào gốc.

Vậy tại sao lại đưa phương án “bắt buộc hiến máu” máu vào dự thảo, dù Bộ Y tế không hướng tới biện pháp này? Đại diện Bộ Y tế lý giải, đây chỉ là giả định để cho thấy việc hiến máu tình nguyện là tối ưu.

Bo Y te quyet dinh dua quy dinh hien mau tu nguyen vao du thao
 

Việc đưa ra 2 phương án như trong dự luật là một quy trình trong tư duy làm luật, đưa ra các phương án để đối chứng với nhau, đánh giá phương án một cách bao quát, toàn diện nhất để tìm giải pháp tối ưu.

Tuy nhiên, sau khi đánh giá, nghiên cứu xã hội học trên 1.600 người dân tại 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng trên cả nước, chỉ có 30,25% đồng ý với giải pháp bắt buộc hiến máu; 837 người không đồng ý , chiếm 69,75%.

Bo Y te quyet dinh dua quy dinh hien mau tu nguyen vao du thao
 

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng tính toán, nếu thực hiện biện pháp này thì sẽ có tới khoảng 28 triệu đơn vị máu bị dư thừa. Chi phí đi đi lại để hiến máu của người dân tốn 588 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, nếu quy định bắt buộc người dân hiến máu cũng làm tăng chi phí của xã hội lên gấp đôi so với quy định hiến máu là tự nguyện. 

Do đó, Bộ Y tế đề xuất lựa chọn giải pháp hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt đông vận động hiến máu tình nguyện.

Được biết, Bộ Tư pháp đã đồng ý với đề xuất này của Bộ Y tế về mặt chủ trương. Đa số các thành viên trong Hội đồng tư vấn thẩm định của Bộ Tư Pháp đều đã tán thành về sự cần thiết đề nghị xây dựng Luật.

T.Minh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI