Bác sĩ ơi, tiếc gì một lời tư vấn thấu đáo?

05/07/2017 - 15:00

PNO - Ba tôi bị nhồi máu não, 13 năm liền nằm một chỗ. Sau bốn ngày vào bệnh viện (BV) cấp cứu do sặc cơm gây viêm phổi và rơi vào hôn mê, diễn tiến sức khỏe ngày càng xấu.

Chị tôi gọi điện về nhà thông báo “ba đang hấp hối”. Tôi lao đến BV trong lúc hàng xóm kéo đến phụ dựng rạp, kê bàn ghế chuẩn bị hậu sự cho ba.

Khi tôi đến BV, các anh chị và họ hàng nội ngoại đã tụ họp rất đông. Ba tôi nằm im lìm, sự sống chỉ còn hiện diện qua hình ảnh nhấp nhô thành bụng nhờ chiếc máy thở. Tôi xin gặp bác sĩ (BS) điều trị.

Bac si oi, tiec gi mot loi tu van thau dao?
 

BS cho biết, do tuổi cao, sức yếu, bệnh nhiều năm và bị viêm phổi nặng nên ba tôi rất nguy kịch. Quyết định để ông ở lại BV hay đưa về nhà là tùy gia đình. Tôi như vớ được chiếc phao, vẫn có “cửa” cho ba tôi nếu ở BV, còn về nhà xem như chờ chết. Tôi không cam lòng và cương quyết giữ ba lại BV. Hơn hai chục người thân trân mắt nhìn tôi.

Ngay lúc đó, những người lớn trong họ tộc thuyết phục tôi và chị gái cho chở ba về với lý do “mất ở BV hồn không siêu thoát”. Khi đó, đứa cháu 18 tuổi của tôi vừa khóc vừa nói: “Ông nội con còn thở, tại sao không cứu mà chở về chờ chết. BS nói ở lại có thể duy trì thêm mà”.

Bac si oi, tiec gi mot loi tu van thau dao?
 

Thế nhưng, cái lý của “phe” tôi chẳng ai nghe. Những ngày sau đó, hầu như ngày nào chị em cũng cãi nhau. Anh trai mắng tôi “thương mù quáng, ngu ngốc và ích kỷ vì để ba tôi bị hành xác đau đớn”, và “tốn kém nhưng chẳng được gì”. 

Trong cảnh căng thẳng đó, má tôi cũng đang đau yếu, nằm ở nhà ra “tối hậu thư”: “Chở ba về cho má gặp mặt lần cuối”. Vậy là ba tôi về nhà sau 22 ngày nằm viện. Không như mọi người và thầy bói dự báo, rằng ba tôi sẽ qua đời sau một - hai ngày rút máy thở, ông sống thêm được hơn hai tháng.

Khi tôi viết những dòng này, một đồng nghiệp thân thiết của tôi vừa mới nhận được hung tin: cha của cô ấy bị ung thư phổi di căn xương, đang nằm ở khoa Điều trị giảm nhẹ, Bệnh viện Chợ Rẫy. Một ông cụ 85 tuổi bị tai biến mạch máu não nằm một chỗ 12 năm, nay gánh thêm căn bệnh nan y này nên hầu như ai nghe tin cũng khuyên: về quê để an nghỉ những ngày cuối đời.

Bac si oi, tiec gi mot loi tu van thau dao?
 


Mới đây, vào thăm ông, tôi thấy bóng dáng của gia đình mình một năm trước. Cô bạn tôi và người thân tụm lại, căng thẳng bàn chuyện đưa cha về hay tiếp tục ở lại BV. Một người trong gia đình đã đặt xe đưa ông về quê Bến Tre trong buổi chiều. 

Khi BS qua thăm bệnh, người nhà hỏi chuyện và được giải thích: “Nếu gia đình muốn về quê thì cũng phải đưa bệnh nhân vào BV địa phương để được chăm sóc, hỗ trợ, chứ để ở nhà, bệnh nhân đau đớn, người thân không chịu nổi đâu. Với tình trạng ông cụ, vẫn có thể điều trị nâng cao thể trạng, kéo dài sự sống”

Bac si oi, tiec gi mot loi tu van thau dao?
 

Lời giải thích tận tình, cụ thể của BS đã tháo “ngòi nổ” khủng hoảng của gia đình bạn tôi ở “phút 89”, sự căng thẳng của cô bạn tôi và người thân biến mất, gia đình thỏa thuận nhanh chóng: “Về quê cũng nằm viện, vậy thì để ông tiếp tục ở lại BV này”. 

Rõ ràng, sự giải thích thấu đáo về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và sự dứt khoát của thầy thuốc sẽ giúp thân nhân hiểu được vấn đề và có sự đồng thuận, thống nhất trong gia đình dù về hay ở, qua đó góp phần hạn chế những trường hợp căng thẳng, tranh cãi không đáng có.

Còn với những giải thích nước đôi của BS, kiểu “về hay ở lại BV tùy gia đình” sẽ khiến thân nhân vốn đang rối lại càng rối hơn, bởi quyết định này vượt quá sức khi họ không thể đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe người thân hoặc thiếu thông tin về chuyên môn y tế. 

Khánh Phương (An Giang)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI