Phải biết 'xếp lớp' mục tiêu

24/12/2018 - 09:00

PNO - Theo thời gian, họ tự mình tách khỏi các mối quan hệ, tâm lý ngày càng bất ổn và rối loạn. Thậm chí, bệnh nhân sẽ tự sát vì không có mục đích sống.

Chị H. có biểu hiện của trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc rối loạn cảm xúc. Căn bệnh này đang ngày càng phổ biến với phụ nữ trung niên, những người dành cả tuổi xuân lo cho gia đình, khi càng đầy đủ về tiền tài, con cái giỏi giang, họ càng có nguy cơ mắc bệnh này nếu không đặt ra mục tiêu tiếp theo.

Phai biet 'xep lop' muc tieu
Ảnh minh họa

Ai cũng phải có mục tiêu theo đuổi trong cuộc sống, nếu như họ đã đạt được tất cả, cần đặt ra những kế hoạch khác để thực hiện. Nếu không, khi tất cả đã đủ đầy, họ sẽ dễ rơi vào trạng thái mất phương hướng, lạc lõng, mất niềm vui sống vì không biết ngày mai mình phải làm gì.

Các nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng, khi còn trẻ, ai cũng phải thực hiện nhiều mục tiêu như học tập, công việc, gia đình, con cái, sự nghiệp… Ở giai đoạn nhất định, nếu một người quá thành công, hoàn thành tất cả những mục tiêu này mà không có kế hoạch tiếp theo thì sẽ dễ thấy mình lạc lõng. Vì vậy, mỗi người nên có ít nhất hai kế hoạch trở lên để không phải nhàn rỗi.

Mỗi người phải biết giá trị của bản thân, đừng bao giờ bỏ quên mình quá lâu. Khi công việc thuận lợi, gia đình đủ đầy, bạn nên mở rộng mối quan hệ, hoạt động cộng đồng, hoặc thực hiện những sở thích thời bé như đàn hát, vẽ tranh, học ngoại ngữ, đi du lịch… Nếu không, đến một lúc nào đó, ai nhìn vào cũng thấy một người cười nói, song chính bản thân người ấy sẽ luôn cảm thấy cô đơn tột cùng trong ngôi nhà của chính mình. Theo thời gian, họ tự mình tách khỏi các mối quan hệ, tâm lý ngày càng bất ổn và rối loạn. Thậm chí, bệnh nhân sẽ tự sát vì không có mục đích sống.

Chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI