Phó viện trưởng Viện Khoa học pháp lý: 'Không nên có VinGroup trong quá trình soạn luật'

21/08/2019 - 10:58

PNO - Theo bà Chu Thị Hoa - Phó viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - việc không để doanh nghiệp tham gia vào quá trình soạn thảo luật là để ngăn chặn những khuất tất có thể xảy ra.

Quyết định 2080/QĐ-BTNMT, thành lập ban soạn thảo, tổ biên tập, nhóm chuyên gia trong kế hoạch xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà ký, có sự xuất hiện của bà Hồ Ngọc Lâm - Trưởng Ban pháp chế của Tập đoàn VinGroup, đã khiến dư luận hết sức băn khoăn về việc "lobby" luật, sự câu kết của nhóm lợi ích. Báo Phụ Nữ TP.HCM đã trao đổi với bà Chu Thị Hoa - Phó viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) để làm rõ hơn về sự băn khoăn này.

Pho vien truong Vien Khoa hoc phap ly: 'Khong nen co VinGroup trong qua trinh soan luat'
Dự án Vinhome Grand Park của Tập đoàn VinGroup ở Q.9 có nhiều vướng mắc trong công tác giải tỏa đền bù trong thời gian qua.


Bà Chu Thị Hoa: Trước hết, phải khẳng định ngay rằng, việc một chuyên gia tham gia vào quá trình xây dựng luật là hoàn toàn đúng quy định pháp luật và đó là điều bắt buộc. Để một luật mới ra đời, phải trải qua rất nhiều quá trình, có sự tham gia của nhiều người, thuộc nhiều tầng lớp, thành phần.Phóng viên: Theo quy định pháp luật, việc Trưởng Ban pháp chế của Tập đoàn VinGroup có mặt trong nhóm chuyên gia xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai có đúng không, thưa bà?

Từ khi còn là dự thảo (có thể phải soạn lại nhiều lần) cho đến khi luật được trình ra Quốc hội, được thông qua, ban hành, có hiệu lực pháp luật, có Nghị định, thông tư hướng dẫn, đi vào thực tế... là một khoảng thời gian dài. Việc lắng nghe ý kiến của các tổ chức, cá nhân là điều hết sức quan trọng để luật đảm bảo tính khả thi, cân đối lợi ích của toàn xã hội, tránh những bất công, bất cập có thể có.

Tuy nhiên, quan điểm của tôi là không nên có một doanh nghiệp cụ thể trong quá trình soạn thảo dự án luật, để phòng ngừa khả năng có sự lobby nhằm mang lại lợi ích cho một doanh nghiệp hoặc một nhóm lợi ích. Tôi không dám nói tất cả, nhưng trong các dự án luật tôi biết thì không ai đưa người của doanh nghiệp vào quá trình soạn luật sớm như vậy.

* Nếu doanh nghiệp không nên xuất hiện sớm trong quá trình biên soạn luật thì họ nên xuất hiện khi nào?

- Như đã nói, trước và thậm chí sau khi ban hành, các nhà làm luật cần lắng nghe ý kiến của nhiều người, đặc biệt là những cá nhân, đơn vị có liên quan. Trước khi trình ra Quốc hội để quyết định, theo quy định, dự thảo luật cần được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, mọi người dân... đều có thể tham gia vào quá trình công khai này.

* Trở lại với VinGroup. Vì sao doanh nghiệp này không nên xuất hiện trong quá trình soạn thảo luật, thưa bà?

- Nền kinh tế của chúng ta có những doanh nghiệp rất lớn. Nhưng bên cạnh đó là rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mối quan tâm, lợi ích của các doanh nghiệp lớn sẽ không giống doanh nghiệp nhỏ và mối quan tâm của doanh nghiệp lại chưa chắc tương đồng với đại đa số người dân. Thế nên luật mới cần bao quát và cân đối lợi ích của tất cả các bên. Không ai dám kết luận, nhưng người của VinGroup sẽ có thể tư duy theo tư duy của tập đoàn này, có thể cho những ý kiến có lợi cho mình thay vì tìm kiếm lợi ích cho doanh nghiệp khác.

Quan điểm của tôi là, chúng ta cần ý kiến của chuyên gia, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, nhưng đó nên là ý kiến từ chuyên gia thuộc Hiệp hội Bất động sản - nơi có nhiều doanh nghiệp, hiểu được ý chí, nguyện vọng của cả doanh nghiệp lớn lẫn vừa hay nhỏ, thay vì ý kiến của chuyên gia từ chỉ một doanh nghiệp là VinGroup.

Tôi xin nhắc lại, chúng ta không thể kết luận Trưởng Ban pháp chế của VinGroup lobby Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai. Muốn kết luận như vậy thì phải có bằng chứng. Ban soạn thảo luật hay thậm chí Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng không có quyền quyết định, thông qua luật. Thẩm quyền đó là của Quốc hội. Nhưng không để doanh nghiệp tham gia vào quá trình soạn thảo luật chính là cách ngăn ngừa sự lobby luật, những khuất tất có thể xảy ra và đó mới chính là điều ta nên làm.

* Xin cảm ơn bà.

Thành Nhân (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI