Sau đêm Halloween, fanpage trường mầm non tràn ngập hình ảnh kinh dị

01/11/2019 - 15:56

PNO - Trên gương mặt ngây thơ, trên cái cơ thế tí hon ấy là những 'vệt máu', là mặt nạ thần chết, cái thây không đầu... Có cả chiếc dao to đầy máu đang phập ngang đầu em bé. Rùng rợn không thể tả.

Tuần trước, con trai lớp Một của tôi rối rít khoe về việc trường sẽ tổ chức Halloween. Thấy con phân vân việc mình nên hóa trang thành nhân vật nào để tham gia ngày hội, hai mẹ tôi con dạo một vòng các siêu thị gần đó để mua đồ hóa trang cho dịp Hallowen.

Chất liệu vải không đẹp, những mẫu hóa trang đầy kinh dị và máu me, các cảnh báo về sức khỏe của các món hàng trong dịp này khiến tôi ‘lùi bước’. Tôi lựa chọn nói dối con việc mình chưa có lương và rằng: "Chúng ta sẽ tự làm đồ cho Halloween".

Sau dem Halloween, fanpage truong mam non tran ngap hinh anh kinh di
Theo định nghĩa của Wikipedia: "Tinh thần truyền thống của lễ hội Halloween là trêu chọc nhau và thách thức với cái chết". Ảnh minh họa

Tối đó và vài tối sau, cứ cơm nước xong, hai mẹ con lại lôi giấy, bút chì, bút màu ra "chơi" thủ công. Thành quả cuối cùng của hai mẹ con là chiếc mặt nạ người dơi đầy màu sắc, chiếc giỏ xin kẹo không đụng hàng và những con ma bằng giấy bụ bẫm. Được tự tay thực hiện, được làm việc với mẹ, con tôi cười tít mắt.

Chiều 31/10, kết thúc tiệc Halloween ở trường, con tôi hào hứng với giỏ kẹo có vài viên giáo viên cho. Những câu chuyện rời rạc, những biểu cảm thích thú của con khiến tôi cũng cười theo.

Sau dem Halloween, fanpage truong mam non tran ngap hinh anh kinh di
Sau dem Halloween, fanpage truong mam non tran ngap hinh anh kinh di
Hình ảnh đầy bạo lực, máu me không chỉ được các bậc phụ huynh chia sẻ trên trang cá nhân... Ảnh minh họa
Sau dem Halloween, fanpage truong mam non tran ngap hinh anh kinh di
Sau dem Halloween, fanpage truong mam non tran ngap hinh anh kinh di
... Mà còn được đăng tải trên fanpage của các trường mầm non.

Rồi sáng nay, lướt mạng tôi giật mình bắt gặp những hình ảnh hóa trang đầy máu me và kinh dị của nhiều đứa trẻ. Các hình đó được phụ huynh chia sẻ trên trang cá nhân hay các trường mầm non đăng tải trên fanpage của trường. Trên gương mặt non trẻ, trong cái cơ thế tí hon ấy là những "vệt máu" bê bết, là những cái thây không đầu đi lại trong trường học, là đứa bé với chiếc dao to đang cắm thẳng trong đầu... Hầu hết các bé đang học mầm non hay cấp Một.

Đính kèm hình ảnh đáng sợ ấy là những status đầy tự hào, những chia sẻ đầy ẩn ý về việc "'các cô giáo đã hết mình vì niềm vui của học trò như thế nào" của các bậc phụ huynh và admin của trường. Mỗi chia sẻ dù ít dù nhiều đều nhận được những bình luận hoặc khen ngợi hoặc vui vẻ của bạn bè, người quen.

Nhìn các bức hình ấy, đọc những bình luận ấy, tôi giật mình, tự hỏi, từ bao giờ, các bậc phụ huynh muốn thấy con mình đầy máu me đi lang thang? Từ bao giờ, giáo viên của các trường lấy nỗi sợ của các học sinh làm niềm vui hay dùng chiếc bao ni lông đen gói các bé lại để cười. Từ bao giờ, người ta công khai tiêm nhiễm vào đầu trẻ con những hình ảnh bạo lực và kinh dị ấy.

Tôi tự hỏi, khi các bậc phụ huynh, các cô dì, chú bác có nghĩ gì khi vẽ lên mặt con mình những vệt máu, tạo cho con mình việc chúng là cái thây ma không đầu đi lang thang như vậy? Có tự hỏi với việc quen dần với hình ảnh kinh dị và máu me này có dần hình thành nên những đứa trẻ thích bạo lực cũng như chấp nhận những vấn đề bạo lực xung quanh mình.

Halloween không phải là lễ hội truyền thống của Việt Nam. Trên Wikipedia, Halloween là lễ hội du truyền thống của nhiều nơi trên thế giới. Các hoạt động của Halloween gói gọn trong trò chơi xin kẹo, hóa trang, việc tụ tập kể những câu chuyện kinh dị... với "tinh thần truyền thống là trêu chọc nhau và thách thức cái chết". Từ câu chữ có thể nhận ra, tinh thần của lễ hội thiên về phía tích cực. 

Trong dịp lễ này, hầu hết trẻ em trên thế giới được hóa trang thành những nhân vật đáng yêu như bí ngô, công chúa, hoàng tử, các nhân vật anh hùng. Hình ảnh ghê rợn nhất của trẻ em trong dịp lễ hội này cũng chỉ dừng lại ở cái tên vô diện hay xác ướp. Tất cả đều không có máu me, tất cả đều chỉ tập trung vào nét dễ thương, vào chuẩn tinh thần truyền thống của lễ hội này là ‘sự hài hước’. Vậy mà ở Việt Nam, sau đêm Halloween, là hình ảnh của những đứa trẻ bạo lực, máu me cùng những nỗi sợ.

Sáng nay, chị đồng nghiệp kể, tối qua, hai vợ chồng đi công việc nhà trễ. Về đến nhà, chị phát hiện hai con trai, một bé học lớp 2 và một bé học lớp 6 đang co rúm vào nhau. Chị hỏi thì chúng kể, buổi chiều cô giáo dặn cả lớp: “Tối nay là đêm Halloween, đêm của ma quỷ trỗi dậy. Ma quỷ sẽ đi lang thang sẽ làm hại người còn sống nên nên các con không được đi ra ngoài, không được ở một mình”... 

Du nhập thói quen và văn hoá không sai, việc tạo thêm những dịp vui chơi cho trẻ cũng không sai. Nhưng có lẽ, niềm vui ấy nên được hiểu đúng, hiểu đủ để đọng lại trong trẻ em vào dịp lễ này là những tiếng cười chứ không phải hình ảnh máu me kinh dị, đáng sợ cả với người lớn.

Halloween, viết rút gọn từ "All Hallows' Evening" là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm ở nhiều nước trên thế giới.

Các hoạt động phổ biến trong lễ hội Halloween là trick-or-treat (trẻ con hoá trang đến gõ cửa nhà hàng xóm để xin bánh kẹo), dự tiệc hóa trang, đốt lửa, khắc bí ngô thành jack-o'-lantern, đớp táo, các trò đùa cợt, xem phim hoặc kể chuyện kinh dị.

Theo các hoạt động trên, có thể nhận thấy, trọng tâm theo truyền thống của Halloween đều xoay quanh chủ đề "sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết".

Uyên Lâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI