“Giữ lửa” gia đình thời công nghệ

22/08/2014 - 10:46

PNO - PNO - Thiết bị công nghệ giống như con dao hai lưỡi, có thể giúp nhiều thế hệ trong gia đình thêm gắn bó, nhưng cũng dễ khiến tình thân nguội lạnh. Đã đến lúc cần dành sự quan tâm đúng mức đến việc “giữ lửa” cho mái ấm trong...

edf40wrjww2tblPage:Content

“Giu lua” gia dinh thoi cong nghe

Chỉ 10 năm trước thôi, smartphone còn là một món hàng xa xỉ thì thời nay, đó lại là sản phẩm thông dụng hàng đầu, nhất là ở các vùng phát triển. Người người, nhà nhà đều ưa chuộng smartphone/máy tính bảng vì những tiện ích và tính năng đa dạng mà chúng đem lại. Tuy nhiên, từ yêu thích đến lệ thuộc chỉ cách nhau một ranh giới mong manh, và hậu quả không ngờ của việc sử dụng công nghệ quá mức chính là những ảnh hưởng xấu đến đời sống tình cảm và hạnh phúc gia đình bạn.

Có thể hình dung khung cảnh thường thấy ở nhiều gia đình thời nay: sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng, các thành viên vẫn quây quần đầy đủ, nhưng không gian vắng hẳn tiếng chuyện trò rôm rả mà thay vào đó, mỗi người tập trung vào thiết bị di động trên tay mình. Vợ xem tiếp bộ phim dang dở, chồng đọc tin tức, đứa con lớn gõ phím smartphone liên tục, thỉnh thoảng bật cười một mình, trong khi những đứa con nhỏ tranh giành máy tính bảng chơi game,... Chính cuộc sống bận rộn và sự chìm đắm trong thế giới công nghệ đã khiến các thành viên không nhận ra bầu không khí lạnh lẽo đã len lỏi vào tổ ấm khi mọi người tuy không “xa mặt” mà lại “cách lòng”.

Đó là về mặt tinh thần, còn xét về thể chất, việc tiếp xúc với các thiết bị công nghệ quá nhiều có thể gây nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Thay vì giải trí bằng cách đọc truyện, vẽ tranh, chơi các trò chơi vận động (nhảy dây, đạp xe…) như khi các thiết bị di động thông minh chưa phổ biến, các em lại dành hầu hết thời gian rảnh để khám phá smartphone/máy tính bảng, thậm chí nếu thích bóng rổ, bóng đá, nhiều em có khuynh hướng muốn chơi trên máy hơn là trải nghiệm thực sự. Sai lầm hơn, không ít phụ huynh còn lấy thời gian chơi game, sử dụng smartphone/máy tính bảng làm phần thưởng cho con, xem công nghệ là “chiêu” lý tưởng giúp họ tránh sự quấy rầy của con trẻ. Nhưng các ông bố bà mẹ hãy lưu ý, người trưởng thành nếu chỉ ngồi một chỗ, nhìn vào các loại màn hình quá nhiều đã dễ gặp phải những vấn đề về cân nặng, mắt, lưng,… thì với trẻ em, tác động này còn mạnh hơn nhiều lần, dễ dẫn đến bệnh cận thị nặng, cơ thể béo phì, không linh hoạt, kém phát triển trí não,…

Để tránh khỏi những tác động không tốt kể trên, chính những thành viên trụ cột trong gia đình (bố mẹ, anh chị lớn,…) cần hết sức tỉnh táo, trước là để giữ mình tránh xa sức hút của công nghệ, sau làm động lực kéo mọi thành viên trong gia đình thoát khỏi thói quen ít vận động, vực dậy tinh thần thể thao. Có thể tạo dựng lối sống năng động cho cả nhà bằng cách liệt kê cụ thể những hoạt động có ích, sau đó quyết tâm theo sát kế hoạch. Chẳng hạn như rủ vợ/chồng và các con đánh cầu lông, chạy bộ, bơi lội,… mỗi buổi sáng/tối, tổ chức các hoạt động ngoài trời, đi du lịch, dạo chơi, dã ngoại… vào dịp cuối tuần hay trong kỳ nghỉ lễ dài ngày,… Khi đó, các thiết bị công nghệ có thể được dùng làm trợ thủ đắc lực để lưu giữ và chia sẻ những khoảnh khắc khó quên. Đều đặn thực hiện một thời gian, mọi người có cơ hội tương tác, trò chuyện sẽ hiểu nhau hơn, nâng cao sức khỏe và kết quả mỹ mãn là chất lượng sống được cải thiện đáng kể.

“Giu lua” gia dinh thoi cong nghe

Thay cho lời kết, không phải bản thân sản phẩm công nghệ mà chính cách sử dụng của mỗi người mới là yếu tố quyết định những tác động tốt/xấu của công nghệ đến cuộc sống gia đình. Hãy sử dụng những thiết bị hiện đại một cách thông minh, biến chúng trở thành những mắt xích đặc biệt giúp mối dây liên kết tình thân thêm bền chặt, góp phần tô điểm sắc màu cho cuộc sống tràn đầy năng lượng.

TÂN CHÂU
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI