Thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái: Có thành sự thật?

24/10/2015 - 07:07

PNO - Sáng 22/10, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc tọa đàm về vai trò của truyền thông trong xây dựng thành phố an toàn do Actionaid Việt Nam (AAV) tổ chức.

Actionaid (Tổ chức quốc tế hành động chống nghèo đói và bất công).

Chương trình TPAT cho phụ nữ và trẻ em gái (PN/TEG) là kết quả hợp tác của hàng trăm tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới quan tâm đến vấn đề nghèo đói ở đô thị và bất bình đẳng gây ra bạo lực với PN/TEG.

Bắt nguồn từ một sáng kiến của một mạng lưới các tổ chức xã hội và phi lợi nhuận của Brazil vào năm 2007, đến nay chương trình TPAT đã được thực hiện và hưởng ứng trên hơn 150 đô thị trên toàn thế giới.

Thanh pho an toan cho phu nu va tre em gai: Co thanh su that?
Tranh cổ động về thành phố an toàn được sinh viên ĐH Xây dựng Hà Nội thực hiện và giới thiệu tại cuộc tọa đàm

Bị động, thờ ơ...

Ở Việt Nam, chương trình TPAT được khởi động năm 2013 bằng một khảo sát do AAV và Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phá t triể n thực hiện. 2.046 người tại Hà Nội và TP.HCM đã tham gia cuộc phỏng vấn, gồm hai nhóm: nhóm một: 1.506 PN/ TEG, và nhóm hai 540 nam giới và người chứng kiến (NG/NCK), tất cả đều 16 tuổi trở lên.

Kết quả của cuộc khảo sát thu hút ngay sự chú ý của cuộc tọa đàm. 87% PN/TEG cho biết đã từng bị quấy rối tình dục (QRTD) và 89% NG/NCK từng chứng kiến vụ việc này. Các hành vi QRTD thường thấy gồm huýt sáo, trêu ghẹo, bình phẩm về hình thức, nhìn chằm chằm vào bộ phận nhạy cảm và sờ mó vào người đối phương.

50% PN/TEG khẳng định đã từng bị đàn ông “thả dê” bằng cách liếc mắt đưa tình. Đường phố được coi là nơi xảy ra QRTD cao nhất theo đánh giá của 57% PN/TEG và NG/NCK.

Địa điểm cao thứ hai là công viên. 20% trẻ em gái trong độ tuổi từ 16-18 từng bị QRTD tại trường học và 11% bị quấy rối trên các phương tiện giao thông công cộng. Nơi làm việc cũng là một địa điểm có hành vi QRTD theo nhận xét của 18% PN/TEG và 15% NG/NCK.

Trong nhóm PN/TEG, giới sinh viên và học sinh bị quấy rối nhiều nhất (60%), tiếp theo là giới công chức (59%), người giúp việc nhà (57%), nhân viên văn phòng (54%).

Theo 91% phụ nữ trong nhóm tuổi 18-23, thủ phạm “thả dê” phần lớn là người lạ. Tuy nhiên, 86% NG/NCK thì lại khẳng định cấp trên là đối tượng quấy rối nhiều nhất.

Đáng lưu ý là có tới 67% PN/ TEG hoàn toàn bị động. 65% người trong nhóm NG/NCK không hề can thiệp. Điều này không chỉ đồng nghĩa với việc thủ phạm vẫn đang nhởn nhơ gây hại, mà nghiêm trọng hơn, bạo lực đối với PN/TEG đang trở thành một vấn đề bình thường, được một bộ phận xã hội “chấp nhận”.

Tại sao nạn nhân và người chứng kiến không phản ứng trước các hành vi QRTD? Các lý do đưa ra gồm: các hành vi huýt sáo trêu ghẹo, liếc mắt, tán tỉnh… được coi là các cử chỉ thể hiện nam tính. Các hành vi QRTD nơi công cộng thường xảy ra nhanh, khó có bằng chứng. Nạn nhân nghĩ rằng sự việc chưa đủ mức nghiêm trọng để tố cáo.

Một lý do khác là sự thiếu tin tưởng ở các cơ quan chức năng. 34% phụ nữ suy nghĩ rằng khai báo việc này cũng không thay đổi được gì. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ cảm thấy xấu hổ và thậm chí bị xã hội kỳ thị nếu họ tiết lộ bị QRTD.

Lối suy nghĩ phụ nữ bị quấy rối là do họ cố tình gợi ý, khiêu khích đàn ông… vẫn tồn tại. Sai lầm hơn là gia đình nạn nhân cũng thường giữ im lặng, bởi họ xem đó là vết nhơ ảnh hưởng đến danh dự gia đình.

Yếu tố quan trọng nhất: Nhận thức của con người

Khi những số liệu trên được công bố, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã có công văn yêu cầu UBND TP.Hà Nội và TP.HCM xem xét vấn đề an toàn cho PN/TEG khi sử dụng dịch vụ xe buýt. UBND TP.HCM đã yêu cầu thử nghiệm lắp đặt camera giám sát trên xe buýt nhằm kiểm soát tình hình trộm cắp và quấy rối trên xe.

Thanh pho an toan cho phu nu va tre em gai: Co thanh su that?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI