Quận Phú Nhuận: Để phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội

29/08/2018 - 13:57

PNO - Buổi tập huấn đã giúp cán bộ Hội nắm vững hơn phương thức hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng để tham gia giải quyết các vấn đề xã hội; cách lồng ghép hoạt động tuyên truyền Đề án về Chi, Tổ hội.

Hội LHPN Quận Phú Nhuận vừa tổ chức lớp tập huấn Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 – 2027” (gọi tắt là Đề án 938).

Chị Đoàn Thị Thanh Thủy – Ủy viên Thường vụ - Trưởng Ban GĐXH Hội LHPN TP.HCM đã hướng dẫn một số nội dung, mục tiêu cụ thể do Đề án đưa ra, định hướng triển khai và đề xuất các giải pháp thực hiện cùng 61 cán bộ chi hội trưởng phụ nữ các khu phố, Thường trực Hội LHPN 15 phường trong quận.  

Quan Phu Nhuan: De phu nu tham gia giai quyet mot so van de xa hoi
Các thành viên lớp tập huấn cùng chụp ảnh lưu niệm
Quan Phu Nhuan: De phu nu tham gia giai quyet mot so van de xa hoi
Quang cảnh lớp tập huấn

Đề án 938 được giao cho Hội LHPN Việt Nam chủ trì với mục đích hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng để tham gia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan cũng như xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phụ nữ, tập trung vào các chủ đề: an toàn vệ sinh thực phẩm, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục gia đình, bạo lực gia đình đối với phụ nữ, mất cân bằng giới tính khi sinh và một số vấn đề xã hội khác.

Trong đó, mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2017 – 2022 theo đề án là:  

20 triệu hội viên, phụ nữ, cha mẹ có con dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức về giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật; về giáo dục làm cha mẹ; khả năng, vai trò của phụ nữ trong bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

80% cán bộ chuyên trách của các cơ quan tham gia triển khai đề án được bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội.

Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ được 55.000 đối tượng phụ nữ - thiếu kiến thức, kỹ năng, có nguy cơ hoặc vi phạm đạo đức, pháp luật trong các vấn đề xã hội nổi cộm được lựa chọn tác động có chuyển biến tích cực về hành vi.

5 triệu phụ nữ được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực giới, bạo lực gia đình sẵn sàng lên tiếng trước các hành vi bạo lực.

Hàng năm, không để xảy ra tình trạng các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em mà Hội không lên tiếng kịp thời.

Mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng được ít nhất 01 mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết, giám sát một số vấn đề xã hội ưu tiên có thể nhân rộng;

Buổi tập huấn đã giúp các chị cán bộ hội nắm vững hơn các kiến thức để thực hiện tốt Đề án cũng như gợi ý và định hướng cho cơ sở Hội lồng ghép các hoạt động tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt Chi, Tổ hội.

Đại Dương - Phạm The

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI