32% thí sinh 'từ chối' vào Đại học: Tín hiệu đáng mừng?

28/06/2016 - 11:10

PNO - Ngày 27/6, Bộ GD-ĐT đã công bố tổng quan số liệu kỳ thi THPT Quốc gia 2016.

Theo Bộ GD&ĐT, tính đến nay, việc rà soát hồ sơ đăng ký dự kỳ thi THPT Quốc gia 2016 tại các sở GD&ĐT đã hoàn thành và dữ liệu được chuyển về các Hội đồng thi (Cụm thi) để thực hiện công việc tổ chức thi.

32% thi sinh 'tu choi' vao Dai hoc: Tin hieu dang mung?
Ngày 27-6, Bộ GD-ĐT đã công bố tổng quan số liệu kỳ thi THPT Quốc gia 2016.

Cụ thể, tổng số thí sinh dự kỳ thi THPT Quốc gia năm nay là 887.396 (giảm 118.258 thí sinh so với năm 2015). Trong đó, đáng chú ý số thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT là 286.129 chiếm 32%, tăng hơn so với năm 2015 (28%).

Thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ là: 519.497chiếm 59% (năm 2015 là 59%); thí sinh dự thi chỉ để xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ (thí sinh tự do) là: 81.770 chiếm 9% (năm 2015 là 13%).

Qúa tốt

Bình luận về con số 32% thí sinh quyết định 'từ chối' cơ hội vào đại học, chỉ dùng kết quả THPT Quốc gia để xét tốt nghiệp THPT, đồng thời so sánh con số này so với năm ngoái (2015) có phần tăng lên, GS. Văn Như Cương (Chuyên gia giáo dục) cho rằng đây rõ ràng là một xu hướng tốt.

"Tôi thấy thông tin đó là một thông tin hay, tức là số học sinh dự định vào đại học giảm đi, số thí sinh chỉ để lấy bằng tốt nghiệp tăng lên, theo tôi đây là tín hiệu đáng mừng.

Bởi vì điều này phản ánh thực tế cuộc sống, mấy năm gần đây, học sinh đã nhận thức ra thi vào đại học là phải thực sự học tốt, và thứ 2 không phải là tốt nghiệp đại học là có việc làm được. Con số 72000 cử nhân, thạc sĩ tốt nghiệp không có việc làm là hiện tượng nhức nhối, nhiều người đã phải giấu bằng của mình đi để đi học nghề".

32% thi sinh 'tu choi' vao Dai hoc: Tin hieu dang mung?
GS. Văn Như Cương

Theo GS. Cương: "Chúng ta đang hướng tới vấn đề có công ăn việc làm để nuôi sống bản thân mình, để giúp đỡ gia đình, việc anh học xong rồi 1 năm, 2 năm, 5 năm không có việc làm đó là một điều rất đáng buồn, rất nguy hiểm thành ra con số thất nghiệp càng ngày càng tăng lên.

Đến một lúc thí sinh nhận ra rằng hãy có việc làm điều đó là trước hết, xong rồi lựa chọn việc thích hợp với khả năng của mình với trình độ cũng là điều rất quan trọng. Không nên, trình độ như thế này mà ước vào một trường cao quá vào học không được rồi ra lại không có việc làm... điều này không phù hợp với thực chất nền giáo dục của chúng ta bây giờ, ra rồi không đáp ứng được, các cơ sở cũng khó tuyển dụng. Tất nhiên là ta cũng phải phấn đấu làm thế nào để nhiều người học được đại học và có thể áp dụng kiến thức của mình vào đời sống, tức là học để đi làm việc, đó là mục đích quan trong của chúng ta cần phấn đấu.

Bước đầu chưa đào tạo được nhân lực giỏi thì việc ngừng lãng phí thời gian tuổi thanh niên, ngừng lãng phí tiền bạc vào việc học không đến đầu đến đuôi, không có công ăn việc làm thì rất phí phạm.

Có những người thanh niên không học đại học vẫn làm ra nhiều tiền, có những người tốt nghiệp đại học lại không có việc làm", theo GS, đây là một thực trạng.

Không loại trừ lý do học sinh do học lệch, có phần tính toán chọn phương pháp an toàn về mặt tâm lý cho rằng thi tại các địa phương dễ dàng hơn để đỗ tốt nghiệp năm nay và năm sau chỉ thi để lấy kết quả xét đại học, song theo giáo sư phần tính toán đó không nhiều.

Sẽ khó khăn với những trường top dưới

Cùng chung quan điểm với GS. Văn Như Cương, GS. Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng khẳng định đây là tín hiệu mừng.

32% thi sinh 'tu choi' vao Dai hoc: Tin hieu dang mung?
GS. Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT

"Số không đăng ký đại học mà chuyển sang học ngành nghề nào đó để đi lao động thì đó là hiện tượng tốt. Thực ra mà nói thì khi mà suy nghĩ về hệ thống giáo dục thì cần phải phần luồng mạnh từ hết cấp 2 cơ, nhưng mà dù sao đi nữa hết cấp 3 có sự phân luồng theo hướng này và hết đại học thì đó là một hiện tượng tốt", ông Quân nói.

Theo Nguyên Bộ trưởng Bộ GD, có việc làm hết sức quan trọng khi mà họ chọn con đường sắp tới là không đi theo đại học, đương nhiên trong hiện tượng này không chỉ có cái tốt không mà cũng có cái khó.

Cụ thể, nếu số thí sinh dự kiến tham gia vào đại học giảm đi thì các trường đại học và cao đẳng top dưới sẽ khó khăn hơn nhiều.

GS. Quân nhận định: "Bộ giáo dục có nêu ra một ý mà về phía tôi là  tôi rất là hoan nghênh chuyển theo nhóm, chuyển theo cụm, cái đó là cách giảm bớt thí sinh ảo, nếu điều đó được hưởng ứng mạnh thì số thí sinh ảo bớt đi.

Còn nếu số thí sinh ảo còn nhiều thì sẽ tác động đến các trường, người ta phải tính dôi ra... rồi gây ra rất nhiều khó khăn".

Lam Thanh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI