Sao con dễ dàng yếu đuối vì mấy bình luận trên Facebook?

25/07/2018 - 10:30

PNO - Con nói: "Từ post này sang post khác, xem rất nhiều hình ảnh, rồi con cảm thấy mệt mỏi bởi những bức tranh, những bài post không có giá trị và lãng phí”...

Con nói: "Từ post này sang post khác, xem rất nhiều hình ảnh, rồi con cảm thấy mệt mỏi bởi những bức tranh, những bài post không có giá trị và lãng phí”...

Một bà mẹ muốn dạy con gái về cuộc sống nên bảo: “Vào bếp với mẹ, rồi quan sát nhé!”. Đầu tiên, bà mẹ lấy một nồi nước đặt lên bếp ga, bật lửa lớn cho nó sôi thật nhanh, sau đó cho vào mấy quả trứng, vài củ cà rốt và vài hạt cà phê.

Sao con de dang yeu duoi vi may binh luan tren Facebook?

Mười phút sau, bà mẹ bảo con gái: “Con hãy quan sát thật kỹ rồi nói cho mẹ xem sự thay đổi của trứng, cà rốt và hạt cà phê nhé!”.

Con gái miêu tả: “Thưa mẹ, lòng trứng trước đó thì lỏng nhưng sau khi luộc nó đã rất rắn. Những củ cà rốt thì ngược lại, trước đó rắn, giờ chuyển sang rất mềm sau khi luộc”. “Còn mấy hạt cà phê thì sao con gái?”.

Con gái nhìn thật gần vào nồi nước màu nâu và ngạc nhiên trả lời: “Ồ, cà phê thật khác trứng và cà rốt, nó không bị thay đổi bởi nước sôi mà ngược lại đã thay đổi nước với màu và mùi hương của chính nó”. 

Bà mẹ hỏi nhỏ: “Con học được gì từ thực nghiệm này và có thể ứng dụng vào cuộc sống như thế nào?”.

Con gái dừng lại và suy ngẫm: “Hình như thỉnh thoảng con… giống như củ cà rốt. Con thường bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng và sảng khoái; thế nhưng cũng có hôm con dễ dàng trở nên yếu đuối chỉ vì bạn bè chọc ghẹo, thầy cô nhận xét về điểm số, hay mấy đứa bình luận trên Facebook về con.

Con bị ảnh hưởng bởi những việc họ làm, cách họ cư xử và trở nên nhạy cảm. Khi vừa yếu vừa nhạy cảm, con cảm thấy dễ bị tổn thương bởi nhiều thứ hơn và rồi muốn trốn đâu đó để khóc”.

 “Đó là một cảm giác không mấy dễ chịu phải không?”.
“Vâng thưa mẹ, giờ con không muốn làm củ cà rốt nữa”.
Con gái hỏi thêm: “Thế quả trứng là biểu tượng cho cái gì hả mẹ?”.

Sao con de dang yeu duoi vi may binh luan tren Facebook?

“À, những quả trứng giống như khi ai đó vốn có một bản tính nhẹ nhàng, tích cực, tốt bụng và luôn có sự đồng cảm. Thế nhưng, họ lại để những tình huống hay môi trường sống tác động, khiến họ trở nên cứng nhắc, thiếu kiên nhẫn và thiếu quan tâm đến mọi người xung quanh”.  

Con gái suy tư một lúc rồi đáp: “Ồ, điều mẹ nói khiến con nhớ lại những lần mình buôn chuyện, tán gẫu và phán xét người khác. Ban đầu, con cũng đâu có xấu bụng như vậy, nhưng vì hùa theo đám đông. Con cứ tưởng như vậy là hòa đồng, nhưng rồi sau đó con cảm thấy không tốt chút nào”.

“Giờ con nghĩ, con thích là những hạt cà phê - luôn ở trong sự đúng đắn, đúng lập trường của mình và rồi “tô màu” hay ảnh hưởng tới các bạn để họ cũng trở nên tốt nhất”.

 Mẹ cũng ngẫm nghĩ một chút và nói: “Con biết không, ở cơ quan cũng vậy, mẹ cũng tham gia và bị ảnh hưởng trong việc buôn chuyện về người khác và cũng cảm thấy không hay chút nào. Giờ mẹ cũng muốn giống như hạt cà phê”.

Con gái hỏi: “Để trở thành những hạt cà phê cũng chẳng khó lắm phải không mẹ?”.

Mẹ bật cười: “Đúng vậy, hơn nữa sống mà cứ như cà rốt và trứng thì chán lắm”.  “Ngày nay, “nhiệt độ nồi nước” hay những thách thức, những tình huống ngày càng “nóng hơn” và chỉ có chúng ta, những người thực sự mạnh mẽ bên trong mới có thể trở thành cà phê được. Một phương pháp để trở thành hạt cà phê là cần có thật nhiều sự quan tâm tới tâm trí mình, bằng cách nuôi dưỡng nó với thật nhiều suy nghĩ đầy dinh dưỡng”.

Con gái suy ngẫm, rồi mỉm cười, “cũng giống như những thức ăn bổ cho cơ thể phải không mẹ?”. Bà mẹ trả lời: “Đúng rồi con. Cho nên chúng ta cũng cẩn thận, chú ý giảm thiểu những thức ăn không cần thiết hoặc những suy nghĩ lãng phí, luôn cân nhắc những suy nghĩ nào nên cho tâm trí ăn”.

Con gái lại suy ngẫm và nói: “Con nghĩ nó cũng giống như lúc con chơi Facebook, cứ đi từ post này sang post khác, xem rất nhiều hình ảnh, rồi sau đó con cảm thấy mệt mỏi bởi những bức tranh, những bài post không có giá trị và lãng phí”.   

“Thực tế, mỗi suy nghĩ của chúng ta đều có thể làm gia tăng hoặc giảm thiểu sức mạnh nội tâm của mình - mỗi suy nghĩ có thể định hình ta trở thành hoặc cà phê hoặc cà rốt hoặc thành trứng. 

Trong những hoàn cảnh thách thức và khó chịu, chúng ta có quyền chọn loại thức ăn nào cho tâm trí. Vậy nên, suy cho cùng muốn sống như củ cà rốt, quả trứng hay hạt cà phê đều chỉ là lựa chọn của chúng ta mà thôi”, bà mẹ mỉm cười. 

Trish Summerfield

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI