Tái tạo tay, chân bị khiếm khuyết

22/03/2014 - 07:30

PNO - PNCN - Tuy không thể phục hồi về mặt chức năng nhưng việc tái tạo ngón - bàn tay, ngón - bàn chân sẽ mang đến cho những người không may bị các khiếm khuyết này cảm giác một cơ thể trọn vẹn.

edf40wrjww2tblPage:Content

Bác sĩ Đinh Quang Thanh, Phó giám đốc Bệnh viện Điều dưỡng - phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM, cho biết: Quy trình rất đơn giản. Tùy vào khiếm khuyết, kỹ thuật viên sẽ cho bạn đặt ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân của bên không bị khiếm khuyết vào một hỗn hợp định hình. Không chỉ hình dạng ngón/bàn mà cả những nếp nhăn hay dấu vân tay/chân của bạn cũng được in lại trung thực. Thời gian lấy dấu chỉ mất tối đa khoảng hai giờ. Bạn sẽ được kỹ thuật viên hẹn đến thử và nhận ngón giả trong khoảng ba tuần sau đó.

Ngón giả được làm bằng silicon mềm, mỏng, ôm sát vào phần ngón-da thật nên tạo cảm giác dễ chịu. Thông thường, ngón giả sẽ được làm theo độ cong tự nhiên của ngón, màu sắc gần nhất với màu da ngón thật. Người dùng nên đeo nhẫn để che đi phần tiếp giáp giữa ngón giả với ngón thật; nếu làm cả bàn tay giả thì đeo đồng hồ sẽ là cách tốt nhất để ngụy trang. Ngón chân khó lấy dấu và thực hiện nên thường không được giống thật như ngón tay. Song sau khi đeo ngón chân giả, chỉ cần mang thêm một đôi vớ màu da là bạn đã có thể hoàn toàn tự tin dạo bước.

Tai tao tay, chan bi khiem khuyet

Tai tao tay, chan bi khiem khuyet

Trước và sau khi phục hồi ngón tay

Theo kỹ thuật viên Đặng Văn Trường, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM, các chị em thích làm điệu cho móng với các màu, kiểu sơn, ngay từ khi lấy dấu nên đặt hàng kỹ thuật viên, vì sau khi hoàn thiện thì không thể sơn hay tạo kiểu cho móng nữa. Móng silicon không “ăn” bất cứ màu sắc nào.

Độ bền của ngón giả tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi người, khoảng từ 1-5 năm. Trước khi đeo nên thoa lên ngón tay/chân một ít phấn rôm trẻ em, tạo độ trơn để dễ xỏ ngón giả vào. Khi đeo vào, lấy ra nên cầm cả phần thân ngón để đẩy vào hay kéo ra, không cầm ở mép ngón để kéo vì sẽ dễ làm xước, rách mép.

Chi phí làm ngón tay, chân giả khoảng một triệu đồng/ngón. Ở miền Nam hiện có Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM thực hiện dịch vụ này. Có thể liên hệ để hẹn trước theo số điện thoại (08) 38514423, 016999172697 (gặp kỹ thuật viên Đặng Văn Trường).

Xưởng chỉnh hình của Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM (số 1A Lý Thường Kiệt, P.7, Q.Tân Bình, TP.HCM) cũng nhận lấy dấu nhưng sau đó gửi sang Pháp thực hiện nên chi phí khá cao, khoảng 10 triệu đồng/ngón. Có thể liên hệ theo số: 0988923244 (gặp ông Ninh).

An Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI