Chiếc quần jean đầu tiên của Levi's được may bằng vải lều dành cho thợ mỏ

10/06/2016 - 15:03

PNO - Levi Strauss đã dùng những mảnh vải lều rồi cắt may thành quần cho người đi đào mỏ vàng làm việc.

Ngày nay giữa hàng ngàn nhãn mác hàng hiệu đình đám, quần jean Levi’s của Levi Strauss vẫn được rất nhiều người ưa chuộng, nhưng có mấy ai biết rằng chiếc quần jean này có một bề dày lịch sử xong hành với một giai đoạn lịch sử của nước Mỹ. Nếu bạn biết được chiếc quần jeans Levi’s đầu tiên được ra đời trong một hoàn cảnh tình cờ như thế nào thì bạn sẽ bất ngờ lắm đấy!

'Cha đẻ' của quần bò (jean) là Levi Strauss. Ông sinh ngày 26/2/1829, trong một gia đình nghèo ở Buttenheim, Đức.

Năm Levi Strauss 16 tuổi, cha ông bị bệnh không may qua đời, mẹ ông quyết định đưa ông cùng 2 con gái đến nước Mỹ, nơi được xem là "miền đất hứa" của rất nhiều người thời đó. Khi đặt chân đến nước Mỹ, cả gia đình Levi Strauss đã sống nhờ vào cửa hàng nhỏ bán quần áo của hai người anh Jonas và Louis ở New York.

Chiec quan jean dau tien cua Levi's duoc may bang vai leu danh cho tho mo
Cha đẻ của chiếc quần jean Levis Strauss

Vào năm 1850, dòng vàng của Califorlia xoay như chong chóng, và mỗi ngày lượng cung rất là ít. Levi Strauss, một người Bavarian nhập cư đã rời New York tới San Francisco chỉ với một chút trợ cấp nhỏ là món hàng khô.  Tuy nhiên, Levi Strauss không đến San Fransisco để đào vàng mà ông đến chỉ để làm dịch vụ cho họ.

Đào vàng là một công việc rất vất vả và các thợ mỏ luôn than phiền về quần áo mà họ đang mặc. Trong một lần, Levi Strauss đã vô tình nghe được một người thợ mỏ nói rằng mình không thể tìm được loại vải nào đủ bền cho công việc mà anh đang làm. Kể từ đó, Levi Strauss đã chợt nảy ra một ý tưởng.

Levi Strauss đã dùng những mảnh vải lều rồi cắt may thành quần cho người đi đào mỏ vàng làm việc. Những người thợ mỏ thích nó nhưng họ phàn nàn rằng chúng có thể gây chầy xước. Levi Strauss đã thay thế một loại vải cotton bền từ pháp được gọi là:”serge de Nimes,” và được biết đến với cái tên denim.

Chiếc quần bò đầu tiên ra đời từ đó và lúc đầu nó có màu nâu, có dây đeo. Người thợ đào vàng quá sung sướng và thoả mãn bởi chiếc quần lao động đơn giản nhưng chắc chắn, rất phù hợp với nghề đào vàng luôn phải di chuyển, cọ sát với vách đá, hầm mỏ...

Chiec quan jean dau tien cua Levi's duoc may bang vai leu danh cho tho mo
Chiếc quần jean đầu tiên được thiết kế ra dành cho những người thợ mỏ

Người này mách người kia, cuối cùng Levi Strauss phải may rất nhiều quần bò cho thợ đào vàng. Khi đi mua vải, Levi Strauss chọn vải bông dầy, dẹt thô và được nhuộm màu xanh. Những chiếc quần bò do Levi Strauss may và bán ngày càng được biết đến và đặt hàng nhiều hơn.


Một đặc tính mang lợi thế vượt trội của quần bò là rất bền, đòi hỏi các đường may phải rất chắc chắn. Levi Strauss đã phải dùng loại chỉ tốt nhất và phần lớn là may hai đường song song cách nhau chừng 5 mm.

Tuy vậy, chiếc quần bò được ưa chuộng như ngày nay vẫn thấy là những chiếc quần bò được tán đinh bằng đồng ở các mép túi. Nhưng Levi Strauss lại không phải là người đầu tiên phát minh ra điều đó. Người đầu tiên nghĩ ra việc này là Jacob David, cũng là một thợ may và là một khách hàng thường xuyên của Levi Strauss.

Jacob David rất muốn đăng ký phát minh đơn giản mà có giá trị này nhưng ông thợ may nghèo không có đủ tiền để đóng phí đăng ký bản quyền.

Chiec quan jean dau tien cua Levi's duoc may bang vai leu danh cho tho mo
Những chiếc đinh tán được sử dụng để giữ chiếc quần cố định và bền hơn

Năm 1872, Jacob David đã gặp Levi Strauss đề nghị hợp tác nếu Levi Strauss bỏ tiền đăng ký bản quyền cho phát minh đóng đinh tán vào các mép túi quần bò. Trước cơ hội kinh doanh bất ngờ, Levi Strauss đã đồng ý ngay và lịch sử của chiếc quần bò được ưa chuộng khắp thế giới chính thức bắt đầu từ đó.

Vào ngày 20/5/1873, Jacob và Levi nhận bằng sáng chế số #139,121, cho quần với các đinh tán của họ. Đây là ngày ra đời chính thức của quần jeans.

Logo cho thương hiệu two-horse được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1886. Thanh màu đỏ gắn liền với túi phía sau bên trái đã được tạo ra vào năm 1936 như là một phương tiện xác định quần jean Levi Strauss ở khoảng cách xa. Những chiếc quần bò màu xanh của Levi Strauss gần như không có mấy thay đổi cho đến nay.

Chiec quan jean dau tien cua Levi's duoc may bang vai leu danh cho tho mo
Ngày nay quaand jeans Levis thuộc top quần jean đắt nhất thế giới

Theo số liệu thống kê thì một chiếc quần bò hiệu Levi’s 501 may cách đây hơn 120 năm, giá bán khi đó là 1 USD thì nay được bán đấu giá ở mức là 46.532 USD. Kỷ lục này năm 2001 đã được ghi nhận là kỷ lục Guinness cho giá một chiếc quần bò.
Levi Strauss được tôn vinh là ông tổ của những chiếc quần bò và cũng nhờ những chiếc quần bò Levi’s mà Levi Strauss đã trở thành một đại triệu phú vào thời kỳ đầu của thế kỷ 20.


Khánh Ly

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI