Về Pác Bó thăm nơi Bác Hồ đã từng sống

26/01/2015 - 07:34

PNO - PNO - Du khách nào đến Cao Bằng cũng đều sẽ ghé qua hang Pác Bó, thăm nơi Bác Hồ đã từng ở. Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, Pác Bó cũng là nơi có nhiều điểm tham quan rất đẹp.

edf40wrjww2tblPage:Content

Nhân chuyến lên Cao Bằng, chúng tôi đã về thăm khu di tích Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa để lãnh đạo cách mạng sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài.

Nếu như ngày xưa, Bác phải đi ngựa để vào hang Pác Bó thì nay, xe chúng tôi bon bon trên đường nhựa uốn lượn dưới chân những dãy núi trùng điệp. Sau khi băng qua những cánh đồng lúa vàng mênh mông, những xóm làng bình yên, những thảm hoa rừng đủ sắc màu đẹp như tranh vẽ, trước mắt chúng tôi hiện ra dòng suối xanh màu ngọc có gắn tấm biển lớn: Suối Lê Nin.

Ve Pac Bo tham noi Bac Ho da tung song

Ve Pac Bo tham noi Bac Ho da tung song

Phía trên cao, núi Các Mác 2 ngọn sừng sững như bức thành đồng, xanh thẳm cây rừng, hiên ngang cùng năm tháng. Địa thế nơi này vừa kín đáo mà vẫn thông thoáng, người bên trong dễ dàng quan sát bên ngoài trong khi ở ngoài rất khó nhận biết bên trong. Với vị trí như thế, nơi đây không những có giá trị lịch sử mà còn là một chốn sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp.

Ve Pac Bo tham noi Bac Ho da tung song

Chúng tôi men theo con đường đá rêu phong dọc dòng suối Lê-Nin. Trên đường là các chứng tích ghi lại sự hiện diện của Bác ngày ấy: Đây là vườn trúc Bác đã trồng, kia là cây ổi Bác thường hái lá đun nước uống, nọ là chiếc bàn đá Bác ngồi làm việc...

Sau khi băng qua những vách đá với những bãi cỏ xanh rờn, những bụi cây dại um tùm, những rừng cây cổ thụ xum xuê, leo qua những đoạn đá sỏi lởm chởm… chúng tôi đến cây cầu gỗ, nơi đầu nguồn của suối Lê-Nin. Phía trên cao là hang Pác Bó.

Ve Pac Bo tham noi Bac Ho da tung song

Ve Pac Bo tham noi Bac Ho da tung song 

Ve Pac Bo tham noi Bac Ho da tung song

Đường đến hang Pác Bó

Anh bạn người Cao Bằng giải thích: Pác Bó tiếng địa phương có nghĩa là “đầu nguồn”. Sau khi leo thêm khoảng trăm bậc tam cấp, chúng tôi đứng trước cửa một hang nhỏ nằm giữa sườn núi đá cheo leo. Tấm bảng nhỏ cạnh hang ghi dòng chữ: “Hang Pác Bó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ 8-2 năm 1941 đến cuối tháng 3-1941”.

Miệng hang nhỏ, chỉ đủ một người chui vào. Trong lòng hang rộng khoảng chục mét, ẩm ướt và lạnh lẽo do nước từ vách đá rỉ ra. Chỗ nằm của Bác chỉ là là tấm phản bằng các tấm ván cây nghiến ghép lại. Bên trái có 2 chỗ dành cho các đồng chí bảo vệ. Trong hang có một thạch nhũ nhô lên, trông giống mặt người với tóc và râu dài, được Bác đặt tên là tượng Các Mác.

Ve Pac Bo tham noi Bac Ho da tung song

Ve Pac Bo tham noi Bac Ho da tung song

Trong nhà trưng bày bổ sung của Khu di tích Pác Bó, chúng tôi nhìn thấy những hiện vật thân quen: Chiếc máy chữ cũ Bác vẫn dùng dánh máy tài liệu, chiếc làn mây sờn rách, bộ quần áo bạc màu, các đồ dùng sinh hoạt của Bác trong thời gian hoạt động ở Pác Bó…

Phía trước cửa hang Pắc Bó có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nậm là nơi Bác triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Ngoài bờ suối vẫn còn chiếc bàn đá Bác ngồi làm việc. Cảm giác như Bác vẫn hiện diện đâu đây: đang nghiên cứu tài liệu trong lán Nà Lừa, đang chống gậy băng rừng, đang leo qua những bậc đá từ hang xuống núi, đang thong thả buông cần bên suối Lê Nin...

Ve Pac Bo tham noi Bac Ho da tung song

Ve Pac Bo tham noi Bac Ho da tung song

Suối Khuổi Nậm

GIAO THỦY

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI