Lợi ích kép của chương trình Sữa học đường Hà Nội

09/05/2019 - 14:00

PNO - Lợi ích kép của chương trình Sữa học đường của Hà Nội là ngoài giúp tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng còn mang về cho trẻ em thủ đô sản phẩm được bổ sung thêm nhiều vi chất dinh dưỡng quan trọng.

Loi ich kep cua chuong trinh Sua hoc duong Ha Noi
 

Tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng ngân sách

Hà Nội là địa phương có đông học sinh nhất cả nước, do vậy việc triển khai chương trình Sữa học đường cũng đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư  rất lớn về công sức và ngân sách của thành phố. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của UBND TP.Hà Nội, đề án Sữa học đường Hà Nội đã được thực hiện theo hình thức đấu thầu công khai, rộng rãi và minh bạch với những tiêu chuẩn đấu thầu khắt khe nhằm chọn ra nhà thầu uy tín, có đủ năng lực sản xuất với giá thành phù hợp.

Sau hơn 1 tháng xét thầu, Sở GD- ĐT Hà Nội đã chính thức chọn Vinamilk là đơn vị cung cấp sữa cho đề án với mức hỗ trợ 23% (cao hơn mức mời thầu 3%) và đã giúp tiết kiệm cho ngân sách thành phố hơn 350 tỷ đồng, phụ huynh chỉ phải trả 47% giá thành của hộp sữa so với giá thị trường.

Đến hết tháng 3.2019, theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, toàn thành phố đã có gần 90% trẻ mầm non, tiểu học được bố mẹ tự nguyện đăng ký tham gia uống sữa học đường, tỷ lệ này tăng theo từng tháng và tăng hơn 20% so với thời điểm mới bắt đầu triển khai chương trình (từ tháng 1/2019). Nhiều phụ huynh sau 1- 2 tháng cho con tham gia uống sữa học đường đã trực tiếp gặp nhà trường để hỏi về việc có được đăng ký thêm cho mỗi con 1-2 suất sữa/ngày… Tuy nhiên, theo quy định, tham gia chương trình, mỗi trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học được uống sữa 5 lần/tuần, mỗi lần một hộp 180ml.

Mang về cho trẻ em thủ đô sản phẩm được bổ sung thêm nhiều vi chất dinh dưỡng quan trọng

Chương trình “Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020” được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt với mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ mẫu giáo xuống dưới 5,5%; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ mẫu giáo xuống dưới 13,5%; tăng chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi từ 1,5 đến 2cm so với năm 2010.

Loi ich kep cua chuong trinh Sua hoc duong Ha Noi
Các cô giáo chuẩn bị sữa cho các em học sinh trước giờ uống sữa học đường tại một trường mầm non ở Hà Nội

Là đơn vị cung cấp sữa, Vinamilk một lần nữa chấp nhận kinh phí khi bổ sung vi chất quan trọng vào sản phẩm sữa học đường với giá thầu không đổi. Mục tiêu duy nhất chỉ là cùng với các địa phương thực hiện đạt và vượt mục tiêu cụ thể về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng chiều cao mà chương trình đặt ra. Chính vì vậy, thông qua gói thầu sữa học đường này, chủ đầu tư đã mang về cho trẻ em thủ đô sản phẩm chất lượng cao hơn tiêu chuẩn mà hồ sơ mời thầu đưa ra.

Ngoài các vi chất bắt buộc theo quy định của chương trình sữa học đường (sắt, canxi, vitamin D), sản phẩm sữa học đường của Vinamilk bổ sung thêm 10 vitamin (vitamin PP, vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin B1, vitamin B2, vitamin K1, vitamin B6, vitamin B5, Acid Folic) và 4 khoáng chất (Iod, kẽm, đồng, selen), hoàn toàn phù hợp với khuyến nghị của Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Mới đây, Vinamilk đã có văn bản gửi Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định: “14 vitamin và khoáng chất bổ sung thêm đã trải qua quá trình nghiên cứu lâm sàng, có bằng chứng khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, được xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi học đường”.

Hà Nội chưa từng lơ là giám sát Sữa học đường

Ông Phạm Xuân Tiến cho biết, từ khi thực hiện Chương trình Sữa học đường đến nay, Hà Nội đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm tại các trường học, trong đó rất chú trọng tới Sữa học đường. Mới đây nhất, đoàn kiểm tra liên ngành đến rất nhiều trường, trực tiếp kiểm tra hồ sơ sổ sách, kho chứa sữa học đường… Các nhà trường đã tuân thủ nghiêm quy định về an toàn thực phẩm trong việc tổ chức bữa ăn bán trú và thực hiện Chương trình Sữa học đường. Cụ thể như, thành lập tổ giám sát (có thành phần là đại diện phụ huynh học sinh) việc uống sữa theo Chương trình Sữa học đường; có sổ theo dõi việc kiểm tra, giám sát nguồn gốc và chất lượng thực phẩm…

Yến Trang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI