Tổ ấm bình yên của 22 cụ già bán vé số

06/10/2015 - 08:01

PNO - Từ lâu, căn nhà rộng chưa tới 30m2 giữa trung tâm Sài Gòn là nơi che mưa, che nắng cho những cụ già bán vé số đến từ tỉnh nghèo miền Trung.

 Nằm khuất trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Văn Cừ (phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM), căn nhà số 24/22A rộng khoảng 25 m2 là nơi 22 cụ già tập trung từ các vùng quê của tỉnh Phú Yên về đây mưu sinh bằng nghề bán vé số.

Căn nhà tuy cũ kỹ, ọp ẹp nhưng đầy ắp tình thương này được ông Ngô Văn Tiến (51 tuổi) thuê hơn 5 năm nay với giá 5 triệu đồng/ 1 tháng.

To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
“Lúc trước, tôi làm nghề xe ôm nên hay chở những người già tàn tật đi bán vé số lắm. Rồi thấy có những cụ cùng quê, đi bán cả ngày mà tối lại phải ngủ dưới mái hiên hay trên ghế đá công viên nên tôi rất xót. Những người khỏe mạnh không sao chứ nhiều người bệnh tật mà ngủ dưới gió mưa thế này thì có ngày trúng gió chết. Nghĩ vậy, tôi liền thuê phòng trọ rồi khuyên họ về sống chung cho vui. Dần dà, họ rủ thêm mấy người đồng hương vào đây nên số lượng người càng tăng. Đến nay, chắc cũng hơn 20 cụ rồi. Tuy nhiên, tôi chỉ nhận người đồng hương cho dễ gắn bó, tin tưởng. Tất cả các cụ ở đây đều bán vé số mưu sinh và cùng đến từ mảnh đất Phú Yên. Hơn một nửa nhân khẩu trong ngôi nhà đều gắn bó với nơi đây từ 3 đến 4 năm.”, ông Tiến nhắc về cơ duyên sống chung một mái nhà với những cụ già đồng hương bán vé số.
To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
Cuộc sống mưu sinh của các cụ nơi đây bắt đầu từ mờ sáng, họ len lỏi trên các tuyến đường đến khuya mới về. 

Các cụ ở nơi đây có người bán vào ban đêm đến tận 2 đến 3 giờ khuya mới về đến nhà, lại có người đi từ rất sớm để bán cho hết vé số mà đêm qua chưa bán hết. Cứ thế người về, rồi người đi nên căn nhà chưa bao giờ đóng cửa.

To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
Cụ Thái Thị Dìn (88 tuổi) là người lớn tuổi nhất và có thâm niên sống trong căn trọ này lâu nhất. Một thân một mình cụ vào mưu sinh nơi thành phố gần 10 năm rồi. Do tuổi cao nên đôi mắt cụ đã lòa, không còn thấy rõ đường. Ngày nào cũng vậy, đúng 17h là ông Tiến chở cụ đi bán tới tận 12h khuya mới về.
To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
Không gian sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ của các cụ già khá chật chội, đồ đạc phải treo khắp tường từ ngoài vào trong nhà, tận dụng cả lối đi.
To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
Cụ Cao Văn Thọ sắp xếp lại đồ đạc, chuẩn bị đi bán vào đầu giờ chiều.
To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
“Vào đây chẳng có gì, chỉ có tình anh em đồng hương thôi. Nếu không ở nhà này, tôi cũng chẳng biết đi đâu nữa. Ở đây nghèo tiền bạc nhưng nghĩa tình không nghèo. Tất cả cùng quê hương, cùng cảnh ngộ nên tỉ tê, chia sẻ, động viên nhau lúc buồn”, cụ Nguyễn Văn Viện (áo trắng) bộc bạch.
To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
Vào những lúc nghỉ trưa, các cụ thường không ngủ mà nằm suy tư, trăn trở. Họ lo lắng cho chiều nay, ngày mai có ai giựt vé số mình không, rồi ngày mai trời mưa thì làm sao đi bán, làm sao có tiền mà sống. Những tâm sự buồn đó hiển hiện trên đôi mắt nhăn nheo màu thời gian của các cụ nơi đây...
To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
Cụ Trần Văn Được đi bán từ 6h sáng nhưng đến 13h30 mới về tới nhà. Cụ tranh thủ về nghỉ ngơi, ăn uống để 17h đi bán tiếp. Ai hỏi cụ cũng chỉ cười vì hai bên tai không còn nghe thấy.
To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
Chiếc xe lăn theo suốt các cụ già tàn tật trên khắp ngã đường thành phố.
To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
Với những người bình thường, đi bán cả ngày đã rất mệt mỏi rồi. Nhưng với những cụ già nơi đây, họ vẫn gắng gượng ngày ngày len lỏi trên những con đường nắng gắt, mưa gió để bán từng tấm vé số... dù đã khiếm khuyết một phần cơ thể.
To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
Vào mùa mưa, ông Tiến phải dùng tấm bạc che chắn chiếc cửa trên căn gác vì sợ mưa tạt mạnh, ướt chỗ ngủ các cụ.
To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
Gian bếp đơn sơ với chiếc kệ cũ kỹ và vài ba cái chén, chiếc đũa.
To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
Trời nắng nên căn nhà trở nên ngột ngạt, nóng bức. Tuy nhiên, do nhiều cụ có giờ làm việc khá lệch nhau, không ở nhà cùng lúc nên việc nghỉ ngơi cũng thoải mái. Nhiều cụ có sức khoẻ bán vé số vào thời gian từ 5h chiều đến 3h sáng, nên trưa họ tranh thủ nghỉ ngơi.
To am binh yen cua 22 cu gia ban ve so
Ngoài các cụ già, trong căn nhà còn có một gia đình trẻ cùng quê cùng sống chung. Vì nhà không có ai nên chị Nguyễn Thị Bích Đào (35 tuổi) dẫn con vào Sài Gòn vừa học, vừa phụ giúp mẹ đi bán vé số, kiếm tiền mua sách vở và dụng cụ học tập.

Mặc dù hoàn cảnh khốn khó, ngày ngày bươn chải nơi phố thị kia để có tiền trang trải cuộc sống nhưng chúng tôi tin chắc rằng, với tình thương và sự chở che, đùm bọc họ dành cho nhau, căn nhà trọ ấy vẫn mãi đầy ắp tiếng cười, vẫn luôn đong đầy yêu thương.

  • Khánh Phương
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI