“Tiếng vọng” từ ngôi nhà mang tên “tạm lánh”

09/10/2015 - 07:34

PNO - Đó là một không gian chứa đầy những yêu thương, nơi những người đồng tính bị gia đình chối bỏ có thể làm lại cuộc đời rạn nứt của mình.

Ra đời từ một sự mất mát

Nhà tạm lánh của tổ chức OPEN GROUP được biết đến với 8 cơ sở như hôm nay và nhiều năm qua đã cứu sống biết bao người. Song ít ai biết rằng, cơ duyên ra đời của “Nhà tạm lánh” lại khiến người ta chạnh lòng đến vậy.

“Tieng vong” tu ngoi nha mang ten “tam lanh”

Phan Thanh Nhàn (SN 1987) là người đã đặt viên gạch đầu tiên về ý tưởng “Nhà tạm lánh”. Trước khi được biết đến là “người anh cả” trong “Nhà tạm lánh”, Nhàn tham gia vào một nhóm CTXH. Trong thời gian đó, một cậu bạn thân tên T trong nhóm bị gia đình phát hiện mình đồng tính.

Những ngày sau, Nhàn không còn thấy T xuất hiện trong những hoạt động thiện nguyện của nhóm nữa, thay vào đó, những tin tức “chập chờn” về T như “gia đình bắt nó đi chữa bệnh gay rồi”, “họ mời thầy cúng, và còn dẫn nó lên bệnh viện tâm thần nữa”.

Một tháng sau, Nhàn bất ngờ nhận cuộc gọi trong nước mắt từ T: “Tao hết gay rồi mày ơi, tuần sau tao cưới vợ. Tao không còn cách nào khác nữa”. Đầu dây bên kia kêu tút tút, đó cũng là lần cuối cùng Nhàn nghe được giọng nói của cậu bạn.

Một tuần sau đó, T đã treo cổ tự tử. Cậu bạn ấy đã ra đi trong cú sốc của gia đình, trước cảm giác bất lực đến xé lòng của Nhàn. Chỉ đến lúc đó, Nhàn hiểu ra rằng, những người như T cần một bàn tay nắm chặt, để anh có thể sẻ chia những phút yếu lòng nhất, tuyệt vọng nhất.

Và “Nhà tạm lánh” đã ra đời như vậy.

“Tieng vong” tu ngoi nha mang ten “tam lanh”
Một bến đỗ với sứ mệnh giúp người đồng tính bắt đầu cuộc sống mới. Họ học cách thuyết phục gia đình, đấu tranh cho bản thân thay vì lựa chọn “buông" số phận của mình.
“Tieng vong” tu ngoi nha mang ten “tam lanh”
Cuối năm 2010, ngôi nhà của tình yêu thương đủ đầy mang tên “Nhà tạm lánh” đã được xây dựng. Điều này sẽ giải quyết nhu cầu rất bức thiết cho người đồng tính; giúp họ cảm thấy an toàn, được chia sẻ và nhanh chóng vượt qua giai đoạn khủng hoảng.

Nhân rộng bằng yêu thương

Để phát triển “Nhà tạm lánh”, Nhàn cùng một số người bạn phải xoay xở thì mới có được không gian, nhu yếu phẩm cần thiết. Để có được những điều này, họ luôn trong cảnh bữa đói bữa no, bôn ba vay mượn khắp nơi. Nhưng trên hết, họ cảm thấy hạnh phúc khi dang tay giúp đỡ những nạn nhân đồng tính bị bạo hành.

“Tieng vong” tu ngoi nha mang ten “tam lanh”
Suốt 5 năm hoạt động, Nhàn không nhớ biết bao nhiêu lần gia đình của các nhạn nhân tìm đến chửi bới, xúc phạm, gây áp lực đến “Nhà tạm lánh”. Vậy mà, chưa bao giờ các tình nguyện viên nản lòng về công việc mình đang làm bởi họ luôn tâm niệm “Đón nhận khác biệt, san sẻ yêu thương”.
“Tieng vong” tu ngoi nha mang ten “tam lanh”

“Nhà tạm lánh” chữa lành vết thương của những người đồng giới bằng việc giúp họ mở lòng chia sẻ về câu chuyện của mình. Để từ đó, họ sẽ trở thành những tình nguyện viên giúp đỡ những người khác cùng cảnh...

“Tieng vong” tu ngoi nha mang ten “tam lanh”
Ngôi nhà này không chỉ đón nhận những người đồng tính, nó còn mở rộng cửa đối với những phận đời éo le. Đó có thể là một bà mẹ có con nhỏ bị chồng hắt hủi, là một em gái bị xâm hại tình dục bằng cái bẫy của anh trai...

Kết

Ám ảnh về việc gia đình không chấp nhận một thân phận khiếm khuyết, những người đồng tính tìm đến nhà tạm lánh mang trong mình một vết cứa sâu sắc về cuộc đời ngang trái của họ. “Nhà tạm lánh” bao năm qua đã chữa lành rất nhiều vết thương như thế.

Nhưng nay, những tình nguyện viên lại thay đổi suy nghĩ, họ mong muốn đến một lúc nào đó, họ sẽ không còn nghe thấy tiếng gõ cửa đến với “Nhà tạm lánh”, điều đó đồng nghĩa với việc những người đồng tính được đối xử, được nhìn nhận một cách công bằng như mọi người.

Và nghĩ về các nạn nhân, họ mong rằng “Nhà tạm lánh” chỉ nên dừng lại với ý “tạm lánh” theo đúng nghĩa của nó, để rồi sau một khoảng thời gian, họ lại trở về bên gia đình – được yêu thương và được tự do yêu với tình yêu của mình.

Quỳnh Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI